Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
26 NĂM DẠY DỖ TRẺ THIỂU NĂNG NÊN NGƯỜI CỦA BÀ GIÁO YÊU NGHỀ
Bà Côi dạy học miễn phí cho trẻ em khó khăn từ năm 1994, khi còn là Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. Bà thường đến dãy trọ ở khu Bạch Mai để dạy trẻ em đường phố (bán báo, đánh giày) ở các tỉnh thành đổ về Hà Nội. Năm 1998, bà về hưu, quyết định mở lớp dạy học miễn phí cho học sinh tự kỷ, thiểu năng trí tuệ. Ngày nay, lớp học của bà Côi mang tên "Lớp học linh hoạt" nằm ở cuối hành lang tầng 1, Nhà văn hóa số 2 Tân Mai.
Học sinh tại lớp học của bà Côi chủ yếu là trẻ tự kỷ, trẻ thiểu năng trí tuệ. Dù không bình thường như bao người khác nhưng đến lớp của bà Côi, các em luôn cảm thấy vui, niềm vui được đi học như những đứa trẻ khác ngoài kia. Trong lớp hầu như không bao giờ thiếu đi những nụ cười hạnh phúc.
23 em, mỗi em có khả năng nhận thức khác nhau. Có những em phải mất cả năm, thậm chí 2-3 năm trò mới có thể cầm bút, bà Côi vẫn xem đó là "chuyện bình thường".
Những đứa trẻ bị nhiều nơi từ chối đào tạo, dưới bàn tay dạy dỗ của bà giáo Côi ngày càng trở nên tiến bộ, biết đọc, biết viết, thích được học, luôn nỗ lực để không phụ công của bà.
Không chỉ dạy đọc, viết, bà Côi còn dạy các em kỹ năng sống, dạy các em luôn yêu thương, giúp đỡ bạn bè, người thân. Bà xếp lịch trực nhật hàng ngày cho học trò như một cách để các em rèn luyện kỹ năng.
Cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm, các phụ huynh lại đến tận lớp để tri ân, tặng quà cho bà Côi. Không ít người có con đã theo học bà nhiều năm nhưng không năm nào quên ngày của bà, đến lớp dành cho bà những lời cảm ơn chân thành.
Ông Lê Hồng Côn, bố của em Lê Hồng Tâm, cựu học sinh ở lớp bà Côi, cho biết, con gái vốn bị động kinh nhưng từ ngày theo học bà Côi được bà dạy những kĩ năng sống như: rửa bát, rút quần áo, quét nhà, nấu ăn,... "Tôi vô cùng hạnh phúc khi giờ đây con mình đã thành người, biết giúp đỡ gia đình. Thậm chí, con đã biết đi làm kiếm tiền, nuôi sống bản thân", ông Côi nói thêm.
Mẹ mất, bố ở trại, từ nhỏ em Chu Ngọc Tùng đã được bà ngoại một tay chăm lo. Tùng luôn ao ước sau này lớn lên sẽ làm bảo vệ để bảo vệ bình yên cho khu phố, cho bà ngoại và bà Côi. "Ngày trước nó hay chơi với bạn xấu nên học toàn thói hỗn láo, từ ngày học lớp bà giáo Côi, thằng bé ngoan và biết nghe lời và giúp đỡ bà. Tôi mừng lắm", bà Thanh Ngọc - bà ngoại em Tùng nói.
Một bà giáo gần 80 tuổi, nhiều năm qua vẫn hàng ngày đi xe ôm đến nhà văn hóa dạy học miễn phí cho những đứa trẻ thiểu năng, tự kỷ, không quản nắng mưa. Với bất cứ phụ huynh nào từng cho con học ở lớp của bà Côi thì bà chính là điển hình của một nhà giáo có tâm, luôn yêu nghề, yêu con trẻ và là một con người đáng ngưỡng mộ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.