3 việc cần lưu ý khi bao sái ban thờ để đón một năm mới tài lộc
Những lưu ý trước khi bao sái ban thờ để đón một năm mới tài lộc
Thứ ba, ngày 23/01/2024 17:36 PM (GMT+7)
Việc bao sái ban thờ dịp cuối năm là việc cần làm, nhưng không phải ai cũng biết cách dọn dẹp cho đúng. Đây là những lưu ý trước khi bao sái ban thờ để ban thờ tố hảo, đón một năm mới tài lộc.
Cuối năm, việc bao sái ban thờ càng có ý nghĩa trang trọng hơn cả. Điều này không chỉ tỏ lòng thành kính của con cháu, còn tượng trưng cho việc sửa soạn tươm tất để đón năm mới may mắn, giúp ban thờ tụ lộc.
Thông thường việc bao sái ban thờ được phần lớn các gia đình tiến hành sau ngày Rằm tháng Chạp, nhất là dịp 23 âm lịch khi làm lễ cúng ông Công – ông Táo. Ngoài bốc thời gian kể trên, tùy vào điều kiện mà lựa chọn thời gian khác để tiến hành như ngày linh thần tháng 12 âm lịch.
Tuy nhiên, theo lời khuyên chuyên gia phong thủy Phùng Gia, các gia đình cần chú ý đến mốc ngày 4/2 (25 tháng Chạp). Đây là thời điểm tiết Lập Xuân, có nghĩa khép lại vận 8 bước sang vận 9.
Về việc cần phải lưu ý những gì trước khi bao sái ban thờ?
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Gia, mọi người cần lưu ý những điều này:
Thứ 1, lưu ý với người chủ lễ
Quan niệm vẫn cho rằng ở các đình, đền, miếu… vị chủ đền hay người phụ trách chính sẽ đảm đương việc bao sái cho ban thờ. Trong khi đó, với nhà thờ họ thì trưởng họ hoặc con trưởng sẽ đảm đương việc này.
Vậy với nhà riêng người chủ lễ là ai? Chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng, với mọi nghi lễ tâm linh lòng thành kính của gia chủ là quan trọng nhất. Bởi vậy các nghi thức bao sái ban thờ, chủ nhân có thể thực hiện.
Tuy nhiên, người thực hiện bao sái ban thờ nên là người có kinh nghiệm, thường xuyên chăm lo không gian thờ cúng. Khi thực hiện bao sái ban thờ nên mặc kín đáo, gọn gàng, không rườm rà, lôi thôi khiến quần áo va vào đồ thờ làm rơi vỡ, hỏng.
Thứ 2, nước bao sái ban thờ dùng sao cho đúng?
Ở nhiều địa phương vẫn nhấn mạnh nước bao sái ban thờ cần phải dùng nước sạch, nước mưa hoặc nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề hay gừng, hồi, quế… Trên thực tế, gia chủ vì không có nhiều thời gian chuẩn bị mà dùng nước lã lau dọn ban thờ.
Loại nước này không tối ưu cho việc thanh tẩy. Ngược lại nếu dùng các loại tẩy rửa để bao sái tuy không mất công chuẩn bị nhưng lại tiềm ẩn những hóa chất độc hại và cũng là cho khí trường ban thờ của chúng ta không được tốt.
Phù hợp nhất chúng ta nên dùng các loại nước ngũ vị hương hoặc nước bao sái chuyên dụng vừa giúp tịnh hóa khí trường, chiêu sinh khí mà mang lại những mùi hương rất dễ chịu.
Thứ 3, đặt đồ lễ thờ cúng
Với đồ lễ, chúng ta có thể chuẩn bị tùy tâm, linh hoạt tùy theo điều kiện của gia chủ. Các vật phẩm có thể kể tới như thịt luộc, xôi, trái cây, trà, rượu, tiền vàng… Với các gia chủ có thờ Phật tại gia thì nên lược những đồ lễ mặn. Bởi vậy mà đồ lễ cũng sẽ tùy theo điều kiện, vùng miền mà linh hoạt.
Khi bao sái, mọi người cần làm đúng trình tự. Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ cần thắp hương để xin phép chư vị Thần linh và Gia tiên lau dọn án thờ tiếp đó mới thực hiện. Nếu có thờ Phật cần lưu ý bao sái ban thờ Phật trước, sau đó đến ban Thần linh và Gia tiên, sau đó làm lần lượt các vật trên ban thờ. Mọi người cần dùng khăn sạch, mềm, khăn riêng để bao sái.
Chuyên gia phong thủy khuyến cáo, trong quá trình bao sái ban thờ, nhiều người cho rằng di chuyển các đồ thờ sang bên cạnh để việc dọn dẹp được diễn ra dễ dàng hơn, di chuyển bát hương…
Điều này là kiêng kỵ vì bát hương đã được an vị đúng vị trí phong thủy, việc di chuyển tùy tiện có thể phạm phong thủy, làm rối loạn trật tự của bàn thờ.
Cho nên, người thực hiện bao sái bàn thờ nên là người thường xuyên chăm lo không gian thờ cúng, có kinh nghiệm dọn dẹp.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, trước khi tiến hành bao sái, dọn dẹp bàn thờ cần nhớ kỹ sơ đồ vị trí các vật phẩm. Ngoài bát hương và bài vị, những đồ thờ cúng khác có thể nhẹ nhàng di chuyển để việc dọn dẹp thực hiện dễ dàng hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.