Trước khi nhảy lửa, thầy cúng thắp hương lên bàn thờ, rót nước chè vào 5 chén, sau đó khấn mời các vị thần trên trời xuống phù hộ, cùng vui chơi với dân làng. Sau đó thầy cúng bắt đầu thực hiện các nghi lễ.
Thầy cúng Pàn Văn Thành là người có trách nhiệm mời các thần linh về nhập vào những người đã được chọn.
Những đôi chân trần cứ thế đầy dũng cảm tiến vào đống lửa, họ vui đùa trên đống than còn đang đỏ hồng.
Theo lệ của người Pà Thẻn, những chàng trai đã được cấp sắc, được thần linh chọn mới có thể nhảy lửa.
Người Pà Thẻn tin rằng, thần linh đã truyền cho họ sức mạnh vô song.
Theo lệ của người Pà Thẻn, những chàng trai đã được cấp sắc, được thần linh chọn mới có thể nhảy lửa.
Nhiều thanh niên Pà Thẻn cũng cho rằng, đây là một cách thể hiện sự dũng cảm, mạnh mẽ để lấy được cảm tình từ các cô gái.
Pàn Văn Lập đã theo thầy cúng được 6 - 7 năm. Anh cho biết, mỗi lần đi nhảy lửa, biểu diễn trước khách du lịch anh được trả công 200.000 - 300.000 đồng.
Những người Pà Thẻn cao tuổi nhất cũng chỉ biết lễ hội nhảy lửa đã có từ rất lâu mà không rõ chính xác là từ khi nào. Dần dần lễ hội được giới thiệu như một nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Pà Thẻn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồng bào dân tộc Pà Thẻn sống tập trung chủ yếu ở huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang). Theo dân gian, những chàng trai được tham gia nhảy lửa là những người đã được cấp sắc, thông minh, sức khỏe tốt và quan trọng là chưa bao giờ phạm phải những điều xấu. Nghi lễ nhảy lửa được thầy cúng chọn vào một đêm trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.