Vào ngày mùng 4 tháng Tư (Âm lịch), tất cả người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu rời khỏi nhà từ sáng sớm.
Bắt đầu từ sáng sớm, khi “Bặt hoi” (Mặt trời – tiếng Dao) còn chưa tỏa ánh nắng trên những ngọn rừng hồi, người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu đã lặng lẽ rời nhà, tụ tập ở bất kì đâu cùng nhau, nhưng không phải trong nhà của bất kì ai. Địa điểm tụ tập thường là những nơi râm mát, thoáng đãng, phong cảnh nên thơ như bìa rừng hay ven suối, thác nước.
Khăn áo, đai lưng sạch sẽ, chỉnh tề để bắt đầu vào ngày hội "Kiêng gió".
Họ tin rằng, ngày mùng 4 tháng Tư Âm lịch là ngày không thích hợp để làm việc. Làm nương thì cây lúa chẳng trổ bông, dựng nhà thì nhà đổ. Vì vậy, họ tạm gác lại mọi công việc và chỉ đi chơi trong ngày này.
Không hẹn mà gặp, sau những ngày lao động vất vả, họ được thảnh thơi tâm tình, hát cho nhau nghe những làn điệu Sán Cố. Rượu là thứ không thể thiếu. Dù là bất cứ ai, đàn ông hay đàn bà, già làng hay thiếu nữ, họ cũng có quyền được uống say trong ngày này mà không ai trách móc.
Đồ nhắm ngon được cánh đàn ông chuẩn bị để mang tới bờ suối, bìa rừng, hay quán rượu tụ tập.
Nơi đây, vào ngày mùng 4 tháng Tư Âm lịch, còn được ví như chợ tình ở Sa Pa, bởi ngoài là ngày hội của khăn áo, hát hò, mua sắm... thì “Kiêng gió” còn là ngày thuận lợi nhất để trai gái bày tỏ yêu thương.
Chợ Đồng Văn (xã Đồng Văn, Bình Liêu) vẫn là nơi đông người nhất.
Nơi đây bán đủ mọi thứ, từ quần áo...
...Dao rựa.
...Đồ nghề đi rừng.
Hay chiếc khèn được làm từ sừng trâu.
Những cô gái người Sán Chỉ cũng đến tham gia ngày hội "Kiêng gió".
Hội Kiêng gió năm nay được huyện Bình Liêu tổ chức trong 2 ngày (từ ngày 18 đến 19.5), gắn với sự kiện hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long – Quảng Ninh.
Hội Kiêng gió năm nay được huyện Bình Liêu tổ chức trong 2 ngày (từ ngày 18 đến 19.5), gắn với sự kiện hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long – Quảng Ninh. Hội “Kiêng gió” trước đây chỉ có sự tham gia của người Dao và do người dân các bản tự quy định và tổ chức với nhau nhằm duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc vốn có từ lâu đời. Năm 2009, xã Đồng Văn đã xây dựng kế hoạch và đứng ra tổ chức ngày “Kiêng gió” của người Dao với tên gọi “Ngày hội văn hóa các dân tộc xã Đồng Văn”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.