Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi

Thứ hai, ngày 21/09/2020 20:00 PM (GMT+7)
Trong khu vườn trước dinh thự ở Lincolnshire của nhà bác học, cây táo lừng danh - vốn được cho là giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn - vẫn ra hoa, kết trái.
Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 1.

Cây táo của Newton có vị trí đặc biệt trong lịch sử khoa học. Tương truyền, năm 1665, sau khi tốt nghiệp, Newton cùng gia đình đến dinh thự ở Woolsthorpe, Lincolnshire (Anh) để tránh đợt dịch bệnh bùng phát. Sau khi quan sát một quả táo rụng xuống từ cây, Newton bắt đầu suy ngẫm về lực đã kéo vật thể rơi thẳng về phía mặt đất. Đó là khởi đầu của định luật vạn vật hấp dẫn được ông công bố vào năm 1687. Ảnh: Todayinsci.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng câu chuyện này không có thật, nhưng bản thân Newton cho biết học thuyết của ông nảy mầm từ việc thấy một quả táo rơi khi ở tại Woolsthorpe. Nhà bác học có thể đã "thêm mắm dặm muối" cho nguồn gốc định luật vạn vật hấp dẫn, nhưng từ nhiều nguồn nghiên cứu trong lịch sử, có thể nói rằng câu chuyện có một phần sự thật. Ảnh: Kingfishervisitorguides.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 3.

Một số nhà sử học đã nghiên cứu những cây táo vẫn còn sống ở dinh thự của Newton cũng như những bản ký họa về khu nhà này và xác định "cây táo của Newton". Ảnh: Atlasobcura.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 4.

Cây táo này có một lịch sử lâu dài và thú vị. Được trồng vào khoảng năm 1650, cây bị đổ nghiêng sau một cơn bão vào năm 1816 và sống sót trong lúc danh tiếng của Newton vang xa. Từ đó, cây táo trở thành một biểu tượng. Các nhành chiết từ cây được đưa đi khắp nơi trên thế giới. Ảnh: National Geographic.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 5.

Một cây được trồng ở Cao đẳng Trinity, Cambridge. Số khác được đưa đến đài thiên văn Parkes tại Australia, hay Viện công nghệ Massachusetts. Ảnh: Newincambridge.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 6.

Những hậu duệ trồng từ hạt giống của cây được đưa tới các đại học và trung tâm nghiên cứu ở mọi lục địa, trừ Nam Cực. Ảnh: Atlasobcura.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 7.

Dù là cây chiết hay trồng từ hạt, chúng đều thuộc giống táo Flower of Kent hiếm gặp thời nay. Ảnh: Atlasobcura.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 8.

Cây có quả to, màu đỏ pha xanh, nhưng hương vị không có gì đặc biệt, chủ yếu được dùng để nấu ăn. Ảnh: Habitat Aid.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 9.

Toán học và Vật lý thường bị coi là khô khan, nhưng cây táo của Newton và những hậu duệ là biểu tượng đầy chất thơ, được yêu mến và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Ảnh: Unusual Places.

Cây táo của Newton vẫn ra quả dù đã 400 tuổi - Ảnh 10.

Thậm chí, những hạt giống từ cây còn được đem lên trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2016, khiến đây là một trong những cây đi xa nhất lịch sử nhân loại. Ảnh: Spaceblog.

 

Thanh Hà (Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem