Phong tục tập quán
-
Hiện nay, nhiều dân tộc ở Tây Nguyên vẫn có tục lệ kết nghĩa anh em, cha mẹ nuôi. Khi trở thành anh em cũng có nghĩa là chung cha, chung mẹ nên phải làm lễ “bú vú” để chứng tỏ mối quan hệ ruột rà, cùng chung bầu sữa lớn lên…
-
Theo quan niệm của người dân tộc Dao Đỏ ở thôn Gốc Mít, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), khi con người từ 49 tuổi trở lên hay đau ốm, hồn vía bị vơi đi, cầu mệnh dần bị mục, do đó con cháu thường làm lễ mừng thọ cho họ.
-
Theo truyền thống, chiều 21.4 (15.3 âm lịch), người dân làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội) đã nô nức tổ chức Lễ hội thả diều. Đây là lễ hội thi diều có qui mô lớn nhất tại miền Bắc và là sân chơi để những “diều thủ” đua tài, thỏa sức với đam mê trò chơi dân gian này.
-
Như thành thông lệ, hằng năm cứ trước hoặc sau ngày Giỗ Tổ Đền Hùng 10.3 âm lịch và cả trong ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước - Quốc khánh 2.9, trời rất hay có mưa. Vì sao có hiện tượng này?
-
“Mời ghé thăm Địch Quả quê em. Nâng chén rượu nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Người Dao Tiền không cùng sinh từ bọc trứng. Nhưng tâm hương vẫn hướng đến Vua Hùng...” - câu hát lảnh lót của cô sơn nữ Dao Tiền tuổi 18 khiến con đường từ trung tâm huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) về xã Địch Quả như gần lại.
-
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) việc dâng lễ nên tùy vào duyên cảnh mỗi người. Ngoài hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh dày, điều quan trọng chính là ở sự chân thành chứ không phải ở cái lễ.
-
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như Chùa, Đình, Đền, Phủ, Miếu, … Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.
-
Tư tưởng mẫu hệ in sâu vào suy nghĩ của người Jẻ - Triêng nên con gái ở đây từ 10 tuổi được cha mẹ dạy vào rừng chặt củi để đến tuổi cập kê có củi đi bắt chồng.
-
Người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận đến nay vẫn là chủ nhân của những tập tục kỳ lạ, huyền bí. Nổi bật là tục lệ giải phóng người chết với điểm nhấn của lễ là giả chó chạy nhảy để đánh lừa hồn ma.
-
Hiện nay, người Chăm H’Roi tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) vẫn giữ được lễ cầu mưa độc đáo. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa.
-
Người Việt và người Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều nét văn hóa dân gian tương đồng. Trong đó có phong tục tết Hàn thực mà người Việt thường gọi là Tết bánh trôi, bánh chay nhằm ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hằng năm.
-
Dân ta thường có câu: “Sống vì mồ mả, không sống vì cả bát cơm”, để thấy trong quan niệm, mồ mả ông bà, nguồn cội đối với người Việt là rất hệ trọng, không ai dám thờ ơ. Trong phong tục, có nhiều vùng quê Việt giữ lệ tảo mộ trong tiết Thanh minh.
Chủ đề nóng