Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không thể để “nước đến chân mới nhảy” (Bài 4)
Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), để hoạt động phòng vệ thương mại có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nhằm sớm có giải pháp ứng phó với các vụ việc liên quan.
LTS: Để kết lại loạt bài về phòng vệ thương mại, Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại về vai trò của phòng vệ thương mại trong giai đoạn kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Để bảo vệ mình trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc phòng vệ thương mại.
Hiện tại, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới giúp kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn nhận thức của nhiều doanh nghiệp về lĩnh vực phòng vệ thương mại vẫn hạn chế.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện tại, mục tiêu cấp thiết trong hoạt động trong công tác phòng vệ thương mại là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Qua đó, chủ động phòng tránh, ứng phó với các vụ việc với số lượng ngày càng gia tăng.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại. (Ảnh: Ngọc Hải)
Trong năm 2020, ngành phòng vệ thương mại có thể nói đã rất bận rộn và trải qua nhiều sự kiện. Ông đánh giá công tác phòng vệ thương mại năm vừa qua của Việt Nam như thế nào?
Năm 2020, dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế gặp khó khăn, sản xuất suy giảm thì kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam tăng ấn tượng. Do đó, không ngạc nhiên khi số vụ phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gia tăng đột biến và đạt mức kỷ lục là 39 so với 16 vụ của năm 2019.
Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam trong năm 2020 với 8 vụ; theo sau là Úc (7 vụ). Các nước như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Indonesia, Ai Cập… cũng gia tăng điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác nhau đối với Việt Nam.
Nếu như so sánh với giai đoạn 2005 - 2010 mới có 21 vụ thì giai đoạn 2011 - 2015 là 52 và giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 11.2020 là 100. Đặc biệt, thời gian gần đây, xu thế đáng lo ngại là số lượng các vụ việc cũng tăng lên do các nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu của ta sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ các nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Qua đó, những hàng hóa nêu trên không tạo thêm giá trị gia tăng đáng kể tại Việt Nam, như thép, nhôm, thậm chí là tôm. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, phòng vệ thương mại là biện pháp hợp pháp, được quốc tế công nhận và các quốc gia có thể áp dụng.
Số vụ việc phòng vệ thương mại năm 2020 gia tăng nhưng không "bất ngờ".
Điều này tác động thế nào đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Cục Phòng vệ thương mại đã ứng phó thế nào với tình trạng trên?
Các vụ việc này đã tác động đến lượng kim ngạch xuất khẩu không nhỏ. Từ năm 2000 tới nay, ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng bị điều tra phòng vệ thương mại lên tới hơn 12 tỉ USD. Qua đó, nhiều doanh nghiệp, mặt hàng, kể cả mặt hàng xuất khẩu quan trọng như tôm, cá tra, sắt thép, nhôm, gỗ... đã gặp khó khăn.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với đó, đây cũng là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam với 27 biện pháp đã áp dụng.
Trong bối cảnh trên, Cục Phòng vệ thương mại đã đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhằm giải quyết các vụ việc. Qua đó, hơn 200 vụ việc phòng vệ thương mại đã được xử lý với tỷ lệ thành công cao.
Theo ông đánh giá, hiện tại, nhận thức, sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với lĩnh vực phòng vệ thương mại như thế nào? Ngoài ra, theo phản ánh của chuyên gia, doanh nghiệp, hiện tại, Việt Nam đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại (FTA) với các cam kết tốt. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt hết quy định, hệ thống thuật ngữ của FTA vẫn là một "bài toán" với các doanh nghiệp, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia rất nhiều FTA, trong đó, nổi bật là EVFTA hay RCEP. Với thị trường của EU theo hiệp định EVFTA, các nội dung kỹ thuật, chuyên môn có thể rất khó.
Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu hoặc liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn để được giải thích, cung cấp thông tin. Qua đó, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy" hoặc sẽ bị các nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chỉ vì tìm hiểu không kỹ các quy định.
Thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, cùng với đó, các mặt hàng tôm, cá tra, thép, gỗ... liên tục bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Khi mới gặp phải các biện pháp này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã rất bất ngờ và thất vọng.
Theo đó, các doanh nghiệp cho rằng bị nước nhập khẩu đối xử bất công và đây là các biện pháp bảo hộ trá hình. Phản ứng này là bình thường, đặc biệt khi chúng ta còn bỡ ngỡ với các quy định của thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện tại, các doanh nghiệp Việt đã dần quen và biết cách vượt qua rào cản thương mại đặc biệt này để tiếp tục ổn định sản xuất, xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi và có kinh nghiệm xử lý cũng như chuẩn bị chiến lược ứng phó phù hợp đối với mỗi vụ kiện.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã có bộ phận nhân lực về pháp luật chuyên xử lý các vụ kiện về phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là trong một số ngành xuất khẩu quan trọng như thủy sản, thép, dệt may...
Dù vậy, vẫn còn một số DN nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công cụ phòng vệ thương mại do cho rằng không trực tiếp tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Vấn đề này cần có thời gian và phải được cải thiện một cách có hệ thống.
Nhận thức và sự tham gia của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định tới kết luận của vụ việc ngay cả khi có kết luận sơ bộ và kết luận chính thức.
Theo đó, việc chủ động theo dõi và tuân thủ quy định của nước nhập khẩu, đồng thời phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Công thương, cơ quan điều tra nước ngoài là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhiều hội thảo, tọa đàm về phòng vệ thương mại được tổ chức trong năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, bảo vệ hàng hóa của Việt Nam.
Hiện tại, công tác phòng vệ thương mại không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng cần được quan tâm, đặc biệt, nổi bật thời gian vừa qua là hai ngành mía đường và phân bón. Xin ông chia sẻ thêm về nội dung này?
Trong hai vụ việc liên quan đến ngành mía đường và phân bón, công tác điều tra phòng vệ thương mại rất quan trọng đối với việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt là bảo vệ người nông dân, doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất.
Đối với vụ việc mía đường, ngành sản xuất trong nước đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.
Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tác động, hoạt động của ngành và sẽ có những đợt rà soát nhằm điều chỉnh biện pháp cho hợp lý.
Đối với vụ việc áp thuế chống bán phá giá với phân bón DAP và MAP nhập khẩu, nhiều ý kiến cho rằng điều này làm tăng giá phân bón trong nước. Cũng cần phải nhận định rằng, tuy ngành sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ, tuy nhiên, vẫn cần có những động thái bảo vệ. Qua đó, tránh phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Đối với đề xuất miễn giảm thuế hoặc cấp hạn ngạch với một số thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp cần làm thủ tục đề nghị theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. Ví dụ, doanh nghiệp muốn xin miễn trừ hay giảm thuế phải chứng minh được tính "không thể thay thế" của hàng hóa sản xuất trong nước. Sau đó, cơ quan quản lý mới có cơ sở để điều chỉnh biện pháp.
Áp thuế chống bán phá giá phân bón, đường nhập khẩu là hai động thái tiêu biểu cho hoạt động bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Hiện tại, về lĩnh vực phòng vệ thương mại, giới chuyên môn nhận định, việc "phòng bệnh" quan trọng hơn "chữa bệnh". Ông nhận định về tầm quan trọng của việc cảnh báo sớm nguy cơ như thế nào?
Chính phủ đã khẳng định quyết tâm không để các doanh nghiệp nước ngoài biến Việt Nam thành điểm trung gian nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Đề án 824, qua đó Bộ Công thương đã xây dựng danh sách cảnh báo gửi tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh.
Trong đ, danh sách 14 mặt hàng, trong đó có 4 mặt hàng đã bị kiện phòng vệ thương mại gồm: Thép chống ăn mòn; gỗ dán; lốp xe ô tô; ống đồng. Bộ Công thương cũng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ cũng như đang phối hợp xây dựng đề xuất về khai báo xuất khẩu tự nguyện với các đối tác thương mại lớn.
Trong các vụ kháng kiện, Cục Phòng vệ thương mại đã chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động như cảnh báo sớm. Trao đổi thường xuyên với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời.
Chúng tôi cũng tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Cục đã tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Đặc biệt, tập chung vào các địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai…
Trước hiện tượng lạ khi áp dụng đồng loạt hoá đơn điện tử trên phạm vi cả nước và xuất hiện nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh chưa tuân thủ quy định, Thủ tướng vừa có Công điện gửi Bộ Tài chính, cơ quan thuế về việc này.
Bayern Munich có trình độ chuyên môn hoàn toàn vượt trội so với Auckland và họ đủ sức giành chiến thắng đậm trước Auckland City trong lượt trận đầu tiên của bảng C FIFA Club World Cup 2025.
Tỷ phú Bình Dương là ông Bùi Thiện Trúc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng. Với đôi bàn tay trắng, nghị lực vươn lên, đến nay ông đã có trong tay gần 100 ha đất nông nghiệp. Gây dựng thành công mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm.
Nước mắm là đặc sản Nghệ An. Sáng sớm, những chiếc thuyền chất đầy ắp cá cơm tươi rói, lấp lánh dưới ánh bình minh, nối đuôi nhau cập bến. Hàng trăm người dân làng chài Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), từ già đến trẻ, hối hả ra đón, chuẩn bị cho một mùa làm nước mắm bội thu.
Đảo Yến (còn gọi là Hòn Nội), nằm trên vịnh Nha Trang, cách thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 13 hải lý, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với mặt nước xanh như ngọc...
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc (nơi chiếm hơn 97% kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam) đang giảm mạnh nhu cầu, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang khuyến nghị người dân trồng sầu riêng tăng cường quản lý chất lượng trái sầu riêng xuất khẩu, doanh nghiệp cần chuyển hướng sang con đường phát triển bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
6 tháng đầu năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh ước đạt 6.500ha, đạt 46,4% so với kế hoạch và bằng 112% so cùng kỳ năm ngoái.
Bayern Munich vs Auckland City là trận đấu trong khuôn khổ lượt đầu tiên của bảng C FIFA Club World Cup 2025 và đội bóng Đức hoàn toàn có thể thắng đậm với đẳng cấp vượt trội.
Sáng 14/6, Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 đã diễn ra sôi động trên sân Pickleball (Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Thông tin và Du lịch quận Cầu Giấy). Đây là một sự kiện thể thao quan trọng, lần đầu tiên được Đài PT-TH Hà Nội tổ chức, tạo sân chơi hấp dẫn cùng những phút giây thể thao đầy sôi động.
Tôi xem phim Sex Education và cứ nghĩ bộ phim giáo dục về chuyện ấy, tôi lại chưa từng có kinh nghiệm gì nên xem để nghiên cứu, để học hỏi cũng là điều tốt.
Lịch sử Trung Quốc có lịch sử 3.300 năm bắt đầu từ giữa nhà Thương, và chế độ quân chủ Trung Quốc có lịch sử hơn 4.000 năm. Trải qua nhiều thời kỳ, các quốc vương Trung Quốc có nhiều danh hiệu, cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên, “hoàng đế” đã trở thành tước hiệu chính của quốc vương nơi đây.
Lần đầu tiên, một Tọa đàm bàn thảo về vấn đề hoán đổi nợ xanh, trong đó các diễn giả tập trung phân tích về vấn đề cầu nối cho tài chính khí hậu và những bước đi hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam.
ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam khẳng định sức mạnh tuyệt đối tại giải bóng chuyền nữ AVC Nations Cup 2025 khi thắng ĐT bóng chuyền nữ Philippines 3-0 (25-15, 25-17, 25-14) để lần thứ 3 liên tiếp vô địch giải đấu này.
Từ ngày 19 đến 25/6, tỉnh Lai Châu sẽ trở thành tâm điểm của điền kinh trẻ cả nước khi đăng cai tổ chức Giải vô địch điền kinh các nhóm tuổi trẻ quốc gia năm 2025.
Ngày 14/6 tại sân vận động Đầm Sen, thành phố Đà Nẵng, giải bóng đá 7 người VĐQG 2025 (VPL-S6) đã chính thức khai màn với các trận đấu thuộc vòng đầu tiên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phải chấp nhận thực tế rằng do xung đột giữa Israel và Iran leo thang, viện trợ cho Ukraine sẽ giảm, Mỹ sẽ quyết định cung cấp viện trợ quân sự cho Tel Aviv - các chuyên gia phương tây cho biết.
Ngày 14/6, Bộ GDĐT cho biết sẽ điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sau khi Quốc hội thông qua sáp nhập cả nước còn 34 tỉnh, thành phố từ ngày 12/6.
Trên 2.000 cây mắm trắng được trồng tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm giúp giảm sóng, bảo vệ đê biển, bờ biển trước những đợt triều cường, điều hòa khí hậu.
Những đám mây đen đang nhanh chóng kéo đến Trung Đông, khi căng thẳng giữa Israel và Iran đã chuyển từ âm ỉ sang bùng nổ công khai – và dường như không thể đảo ngược. Câu hỏi lớn đặt ra: Liệu đây có phải phát súng khai màn cho một cuộc xung đột toàn cầu liên quan đến các cường quốc lớn?
Thời báo VTV chính thức ra mắt chuyên trang Thể thao với đa nền tảng, hướng tới cộng đồng yêu thể thao trên khắp cả nước, đặc biệt là thể thao quần chúng.
Khi nắng xuân nhường chỗ cho cái nóng đầu hè, một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh bắt đầu bùng nổ trên các mặt trận – và lần này, thế chủ động được cho là đang thuộc về Nga.
Công Phượng “vỡ mộng” trở lại V.League?; M.U có thể chiêu mộ Osimhen; Wolves và Tottenham chú ý đến Sancho; Jhon Duran muốn trở lại Premier League; Bạn gái của con trai thứ hai nhà Beckham có tài sản đáng nể.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Trương Việt Dũng.
Ngày 14/6, ông Phạm Đình Nhất – cựu Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đã bị Công an tỉnh Bình Phước khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội "tham ô tài sản".