Chủ tịch châu Âu tuyên bố EU phải 'hành động' chống lại Mỹ

Lê Phương (RT) Thứ hai, ngày 05/12/2022 08:30 AM (GMT+7)
Kế hoạch đầu tư của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đe dọa ngành công nghiệp của khối, người đứng đầu Ủy ban châu Âu cho biết.
Bình luận 0
Chủ tịch châu Âu tuyên bố EU phải 'hành động' chống lại Mỹ - Ảnh 1.

Bà Ursula von der Leyen phát biểu trong phiên họp toàn thể tại Nghị viện Châu Âu ở Brussels, Bỉ, ngày 9 tháng 11 năm 2022. Ảnh: AFP

Hôm 4/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã cảnh báo rằng để có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp xanh do chính phủ Mỹ hậu thuẫn, Liên minh châu Âu (EU) phải "hành động" và tăng cường viện trợ cho các công ty của chính mình.

Được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào tháng 8, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) là một gói hỗ trợ trị giá 738 tỷ USD, trong đó phân bổ 391 tỷ USD cho các dự án công nghiệp thân thiện với khí hậu và năng lượng xanh, bao gồm 270 tỷ USD ưu đãi thuế. Ban đầu được những người theo chủ nghĩa tự do ở cả hai bờ Đại Tây Dương ca ngợi, giờ đây bà von der Leyen coi động thái này là mối đe dọa đối với ngành công nghiệp châu Âu.

"IRA cung cấp các khoản giảm thuế cho người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ và các nhà sản xuất sản phẩm này ở Mỹ, từ đó có khả năng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, gây đóng cửa thị trường và làm phân mảnh chuỗi cung ứng quan trọng", bà nói.

"Trong bối cảnh EU đang phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng và chi phí năng lượng kỷ lục, IRA có thể khiến ngành công nghiệp châu Âu gặp bất lợi", bà tiếp tục.

Bà tuyên bố, sự cạnh tranh giữa Mỹ và EU "phải dựa trên tinh thần tôn trọng một sân chơi bình đẳng".

Để đạt được mục tiêu đó, bà von der Leyen nói rằng EU phải tăng viện trợ của nhà nước cho các ngành công nghiệp của mình và đầu tư vào năng lượng tái tạo, đồng thời vận động Mỹ "giải quyết một số khía cạnh đáng lo ngại nhất" của IRA. 

Trước đó vào 4/12, người đứng đầu ủy ban thương mại của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange nói rằng việc ép Mỹ viết lại đạo luật là lãng phí thời gian và thay vào đó, EU nên đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hôm 3/12, EU đã thúc đẩy việc áp đặt giá trần đối với dầu của Nga. Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow không có kế hoạch công nhận động thái này. Ông nói thêm rằng chính phủ hiện đang tiến hành đánh giá tình hình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem