Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh

PV Thứ sáu, ngày 18/11/2022 16:13 PM (GMT+7)
Digicare là hoạt động thuộc lĩnh vực nâng cao năng lực giáo dục đại học thuộc chương trình Erasmus+ do Ủy ban Châu Âu tài trợ giai đoạn 2019 – 2022 và kéo dài đến 2023, giúp người bệnh mạn tính sẽ kết nối trực tiếp với nhân viên y tế để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời
Bình luận 0

Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch não… được xác định là bệnh đẫn đến tử vong lớn ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong 4 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), ước tính năm 2017 có 451 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới, dự kiến sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045.

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 1.

Đại diện các đối tác tham gia cuộc họp định kỳ

Tại Việt Nam (2017), IDF ước tính có 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường (chiếm tỷ lệ 5.5% dân số); dự đoán đến năm 2045 số lượng người bệnh mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 6.1 triệu người (chiếm 7.7% dân số). Hơn 26% dân số người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh Tăng huyết áp (THA) vào năm 2000 và con số này dự kiến sẽ lên đến 29% - khoảng 1,56 tỷ người, vào năm 2025.

Ttheo báo cáo của Giao sư Nguyễn Lân Việt – Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam khảo sát từ năm 2001 đến 2008 tại 8 tỉnh ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA của người trưởng thành trên 25 tuổi là 25,1%. Một khảo sát toàn quốc vào năm 2015 cho thấy 47,3% người trưởng thành Việt Nam mắc bệnh THA.

Nhiều nguyên nhân có thể xác định liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh mạn tính liên quan đến cải thiện cuộc sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý. Nguyên nhân khác cũng được giải thích một phần do nhận thức về bệnh còn hạn chế, kiến thức về tự quản lý chưa đầy đủ mặc dù 70% trường hợp người bệnh có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện biến chứng bệnh bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực.

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 2.

Hình ảnh đào tạo cho sinh viên điều dưỡng

Tuy nhiên, hiện đang có sự thiếu hụt nhân lực nhân viên y tế và các nguồn lực phục vụ chăm sóc – điều trị cho người bệnh ở bệnh viện, cộng đồng và tại nhà.

Trên thế giới Chương trình can thiệp tự chăm sóc với người bệnh mạn tính ở quốc gia Châu Âu hoặc một số quốc gia châu Á được xác định là thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư và phù hợp với từng người bệnh và, được xác định tiết kiệm đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Kết quả chương trình Can thiệp nâng cao tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và duy trì tình trạng sức khỏe cũng như tăng khả năng ứng phó với bệnh tật. Can thiệp tự chăm sóc thúc đẩy cá nhân người bệnh tri thức y tế, chịu trách nhiệm với sức khỏe của họ và tăng khả năng tham gia vào các chương trình sức khỏe, cải thiện tình trạng kém tuân thủ điều trị, và nhiều tác dụng khác với người bệnh mạn tính như Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 3.

Hình ảnh đào tạo cho sinh viên điều dưỡng (2022)

Tổ chức y tế thế giới nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số là rất cần thiết để đạt được độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, các công nghệ kỹ thuật số không phải là đích đến, mà là những công cụ quan trọng để tăng cường sức khỏe, giữ an toàn cho thế giới và phục vụ những người dễ bị tổn thương. Thông qua công nghệ kỹ thuật số, nhân viên y tế có thể thực hiện huấn luyện người bệnh mạn tính cách tự quản lý để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính trong nâng cao kiến thức về bệnh tật, tự chăm sóc tại nhà và nâng cao tri thức y tế. Khi tham gia chương trình người bệnh biết cách tự theo dõi tình trạng sức khỏe của họ khi tham gia chương trình thí điểm cùng với sự hỗ trợ của nhân viên y tế đã được đào tạo với sự hỗ trợ của công cụ số (máy đo huyết áp điện tử, máy đo đường máu mao mạch, đồng hồ thông minh… có kết nối với dữ liệu trực tuyến được phê duyệt).

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 4.

Hình ảnh chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn giảng viên (2022)

Thông qua một số ứng dụng chuyên ngành trong bệnh án điện tử và phần mềm y tế chuyên dụng và kênh giao tiếp mở (zalo, viber, facebook,..) người bệnh mạn tính sẽ kết nối trực tiếp với nhân viên y tế để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chương trình chăm sóc số này đáp ứng quá trình chuyển đổi số trong y tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và Bangladesh, thông qua đó có thể chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai đào tạo bước đầu tại 2 nước ở Châu Á.

Chương trình Chăm sóc số (Digicare) là hoạt động thuộc lĩnh vực nâng cao năng lực giáo dục đại học thuộc chương trình Erasmus+ do Ủy ban Châu Âu tài trợ giai đoạn 2019 – 2022 và kéo dài đến 2023. Chương trình chăm sóc số được thực hiện thí điểm tại Việt Nam với 2 đơn vị thụ hưởng là Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua việc ứng dụng một số công cụ và thực hành kỹ thuật số trong đào tạo Giảng viên và sinh viên Điều dưỡng tại 2 trường đào tạo Điều dưỡng hàng đầu ở Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao năng lực số của nhân viên y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho người bệnh mạn tính; cải tiến các chương trình đào tạo chăm sóc sức khỏe; nâng cao sự hài lòng của người bệnh mạn tính sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong điều trị và chăm sóc.

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 5.

Sinh viên điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế xã

Cùng với 2 đơn vị hưởng thụ ở Việt Nam, có 3 trường đào tạo nhân viên y tế khác ở Bangladesh tham gia gồm trường Khulna City Medical College& Hospital Ltd (KCMCH); City Medical College & Hospital Ltd (CiMCH); và Universal Medical College & Hospital Ltd (UMCH). Chương trình chăm sóc số được hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật từ Đại học khoa học ứng dụng Tampere (Tampere University of Applied Sciences -TAMK), Phần Lan và Escola Superior de Enfermagem de Coimbra (ESEnfC), Bồ Đào Nha. Dự án Digicare được mong đợi góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam nói riêng và của khu vực Châu Á nói chung.

Một số sản phẩm chính của chương trình chăm sóc số cam kết thực hiện gồm:

- 8 báo cáo tổng quan về một số lĩnh vực cần tập trung trong chăm sóc số với người bệnh mạn tính tại một số nước Châu Á như đạo đức trong triển khai chăm sóc số; phương pháp giảng dạy và rào cản trong đào tạo số; năng lực cần có và tri thức y tế (health literacy) của người bệnh mạn tính trong chăm sóc số

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 6.

Họp tại Tempere, Phần Lan

- Đề xuất được Mô hình chăm sóc số - Digicare model (mô hình xanh) trong triển khai đào tạo chăm sóc số với các khác niệm và nội dung tập trung cho cá nhân (người bệnh mạn tính; nhân viên y tế; giảng viên); gia đình người bệnh; cộng đồng và xã hội

- Bộ tài liệu và vật liệu giảng dạy cho giảng viên và sinh viên khi triển khai chương trình chăm sóc số bằng 3 ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Việt và tiếng Bangladesh để chia sẻ với các cơ sở đào tạo Điều dưỡng và nhân viên y tế khác ở Việt Nam, Bangladesh và các quốc gia quan tâm khác. Bộ tài liệu gồm 01 sách điện tử, các bài giảng và các phim minh họa với phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp học đảo chiều, đóng vai và đào tạo từ xa. Hiện tại, đã có tổng cộng 643 sinh viên và 99 giảng viên ở Việt Nam và Bangladesh được tham gia chương trình đào tạo về lý thuyết và thực hành (vượt định mức 150%). Ngoài ra, đã có 17 môn học bậc đại học và đang đề xuất 2 môn học bậc sau đại học ứng dụng phương pháp giảng dạy và mô hình chăm sóc số trong đào tạo Điều dưỡng ở 2 quốc gia Việt Nam và Bangladesh

Chương trình chăm sóc số (digicare) hỗ trợ cho người bệnh mạn tính nâng cao kiến thức về bệnh - Ảnh 7.

Dr. Nina Smolander (TAMK), TS. Trương Quang Trung (Đai học Y Hà Nội); TS. Nguyễn Thị Minh Chính (Đại học Điều dưỡng Nam Định) chia sẻ kết quả trong Hội nghị Điều dưỡng toàn quốc lần X (10.2022)

- Tổ chức 10 hội thảo trực tiếp ở 4 quốc gia và hàng loạt các hội thảo trực tuyến trong giai đoạn 2019 – 2022

- Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm Chương trình chăm sóc số giai đoạn 2019 – 2022 cùng với dự kiến đăng 5 bài báo xuất bản tạp chí quốc tế với chỉ số Impact factor > 2.0 và 10 bài báo chuyên ngành ở Việt Nam và Bangladesh

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem