Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn.
Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 11.1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái xây thành Cổ Loa Tiêu chí để chọn Vua, Chúa rất khắt khe đòi hỏi phải là những người đức độ, có sức khỏe và phải trên 70 tuổi 4 vị quan tứ trụ triều đình đi theo để bảo vệ vua bao gồm có quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi Năm nay, ông Trần Văn Chương (72 tuổi) vinh dự được chọn để vào vai Vua. Ông cho biết rất tự hào và phấn khởi khi được dân làng lựa chọn ngồi vào vị trí này Ngay từ sáng sớm, Vua mặc áo long bào, đội mũ ngồi làm lễ ở sân đình Sau khi làm lễ xong, đoàn rước sẽ bắt đầu rước Vua, Chúa cùng 4 vị quan từ đình ra đền Sái để làm lễ tiếp Đi đầu đoàn rước là kiệu của Chúa. Người vào vai Chúa năm nay là ông Lê Ngọc Hân (70 tuổi) Tiếp theo sau là kiệu của Vua và các vị quan tứ trụ triều đình Trong lễ rước, đám thanh niên khiêng kiệu Chúa thỉnh thoảng lại hô vang và chạy dẹp đường cho kiệu Vua đi Khi đến nơi, kiệu của Chúa sẽ được khiêng vào đền Sái và Chúa sẽ làm lễ ở đây Còn kiệu của Vua và các quan sẽ được ngự ở đền Thượng cách đó chưng 200 mét Sau khi làm lễ xong, Chúa cùng với 4 vị quan triều đình đến đền Thượng đón Vua về đền Sái Vua cùng các vị quan làm lễ bái ở đền Sái Vua cùng với các con cháu trong gia đình mình đọc sớ dâng lên các thánh thần để cầu mong gia đình được yên ấm, đoàn kết, đuề huề… Sau lễ rước, kiệu Vua và Chúa được khênh về gia đình để làm lễ bái kiến tổ tiên, dòng tộc.
Triệu Quang - Trần Quang (Triệu Quang - Trần Quang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.