Hết hồn trước những quái vật biển gớm ghiếc

Long Hy (Theo Eyeopining/BBC) Thứ tư, ngày 19/08/2015 15:00 PM (GMT+7)
Những sinh vật biển có cấu tạo cơ thể gớm ghiếc khiến nhiều người rùng mình.
Bình luận 0

Cá rìu

Loài cá mỏng và dẹt với khuôn mặt khá dữ dội được ví như một linh hồn ma ám bởi đôi mắt to và lồi.

img

Cá rìu có kích thước từ 2,54 - 12,7cm và có chứa chất phát quang sinh học, giúp nó có thể lẩn trốn khỏi kẻ thù bằng cách kết hợp ánh sáng từ cơ thể và ánh sáng từ trên mặt nước chiếu xuống. Do đó chúng sẽ khó bị phát hiện khi nhìn từ dưới lên.

img

Loài cá này thường được tìm thấy ở vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương ở độ sâu 50m.

Cận cảnh loài cá rìu biểu sâu.

Hải sâm

Hải sâm hay có tên gọi là đỉa biển với thân hình dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da. Chúng không có não cũng như bất kỳ cơ quan giác quan nào nhưng lại có khả năng về thần kinh khá cao và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái đại dương.

img

Hải sâm chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển. Thức ăn của chúng là loài phù du và các chất hữu cơ tìm thấy dưới biển. Một trong những cách chúng bắt mồi là bắt những loài trôi trong nước bằng các xúc tu.

img

Hải sâm có thân hình linh hoạt nhờ cấu tạo collagen cao trong cơ thể. Chúng có thể làm nhỏ thân mình cho phù hợp với một khe nứt nhỏ ở đáy biển. Trong tình huống nguy cấp, hải sâm có cách tự vệ bằng cách đẩy một số cơ quan nội tạng ra ngoài qua đường hậu môn, nhằm tránh khỏi kẻ săn mồi.

Cá răng nanh

Cá răng nanh còn có tên gọi khác là cá yêu tinh, sống ở độ sâu 487,68 mét với thân mình khá ngắn  - khoảng 15,24 cm. Ngược lại chúng có phần đầu lớn, miệng rộng và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn có kích thước lớn hơn cơ thể so với bất kỳ sinh vật biển nào.

img

Cá răng nanh với ngoại hình được ví như một sinh vật đáng gờm trong giới sinh vật biển nhưng lại khá lành tính. Loài cá này tỏ khá "dễ nuôi", chúng ăn bất cứ thứ gì kiếm được. 

img

Phần lớn lượng thức ăn chúng có được là những mẩu thừa từ tầng nước trên rơi xuống. Thị lực của chúng khá yếu, vì vậy hàm răng hung dữ phải tự hoạt động thay vì sử dụng cùng với đôi mắt kém.

Những chiếc răng sắc nhọn của cá răng nanh.

Cá mập Goblin

Chúng còn có tên gọi là Mitsukurina owstoni, một loài cá mập biển sâu và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí. Chúng có chiếc mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, đặc biệt chiếc sừng dài hơn cả mõm giống với hình một cái bay.

img

Đây là loài cá mập duy nhất có cơ thể màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. 

Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con cái là từ 3,1 - 3,5m và nặng 210 kg.

img

Loài này được tìm thấy ở vùng biển sâu khoảng 200m, nơi ánh nắng mặt trời khó có thể chạm tới tại các vùng biển ở Thái Bình Dương, vịnh Mexico ở Đại Tây Dương và nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản. Loài cá này chủ yếu ăn  mực ống, cá, cua và không có mối đe dọa nào đối với con người.

Chân dung loài cá mập Goblin.

Cá cần câu

Tên loài cá này được đặc tên theo mấu thịt phát sáng đặc trưng của chúng, trong đó một mấu thịt phát triển từ đầu cá (Esca hoặc Illicium) hoạt động như mồi câu. 

img

Chúng được coi như giống cá khá thú vị và kỳ quặc nhất của lòng đại dương, không chỉ bởi cách thức săn mồi quỷ quyệt mà còn bởi thói quen sinh sản độc đáo.

Cá cần câu đực có kích thước khá nhỏ bé và mục đích cả đời chúng là tìm được một con cái để kết giao. Khi gặp được con cái, cá cần câu đực nhanh chóng cắn vào lớp da bạn tình, từ đây chúng dính làm một.

img

Đến mùa sinh sản, con đực "trả ơn" bằng cách tự động tưới tinh trùng vào tuyến sinh dục để con cái mang thai.

img

Clip về loài cá cần câu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem