Hồi ức về mùa Xuân của tôi gắn liền với màu vàng của hoa cải cúc. Vốn dĩ, chẳng ai đem bán hoa cải cúc bao giờ vì mùa Xuân, trăm hoa đua nở nên ít ai để ý đến cây cải cúc mảnh mai quanh nhà.
Những ngày cuối tháng Chạp, khi đang mỏi mệt vì công việc, bất chợt nhận tin nhắn của em trai: "Chị có về quê cùng chúng em tảo mộ và dâng cơm lên bàn thờ bố mẹ vào dịp Tết không?". Mấy dòng đơn giản mà khiến tim tôi se sắt buồn thương.
Nhà tôi ở làng hoa nên mỗi dịp cuối năm, khi bầy chim én bay lượn chao nghiêng trên nền trời trong vắt, khi những cơn gió se se mang hương thơm của những mầm hoa vừa hé nở trên cánh đồng xa xôi, cha lại dắt tôi băng đồng đi bẻ măng tươi.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ mùa Xuân của nhiều năm về trước, mứt gừng luôn là phần không thể thiếu để dâng cúng trên bàn thờ tổ tiên, cúng giao thừa và mời bà con thân hữu gần xa.
Đằng đẵng rời quê cha đất tổ hơn nửa thế kỷ nhưng tôi chẳng bao giờ quên được thời thơ ấu - những đêm giao thừa bên ánh lửa hồng thấp thoáng bóng mẹ già vừa ngồi nấu chè kê đón Tết, vừa ngóng chừng ra ngõ đợi chờ những đứa con xa…
Những ngày còn thơ, mỗi khi cây chùm ruột sau nhà trổ hoa, tôi lại mừng thầm vì mình sắp được ăn Tết. Cũng bởi, cây chùm ruột ra hoa là dấu hiệu báo thời tiết sắp vào Xuân.
Sin Súi Hồ - bản nhỏ của bà con người Mông nằm ở nơi lưng chừng trời. Đây là nơi sinh sống của bao thế người dân tộc Mông. Cái bản đẹp tựa như miền cổ tích đã được bà con người Mông đồng lòng gây dựng và giữ gìn.
Chùng chình mãi thì nàng đông cũng đã về thăm mảnh đất Tây Bắc ngút ngàn mây mù buổi sớm. Cô nàng năm nay có vẻ mải chơi lên mãi cuối tháng 11 đầu tháng 12 mới ghé quê hương tôi.
Bánh ít lá gai Bình Định trong tiềm thức của nhiều người dân quê là món quà dân dã không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Bánh ít không chỉ được dùng để ăn chơi, dùng làm quà cho bạn bè, người thân mà còn là món bánh không thể thiếu trong những dịp đặc biệt như lễ Tết truyền thống.
Hằng năm, từ đầu tháng Chạp, các Chi, Phái tộc ở vùng quê tôi (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) tiến hành giẫy mả, chạp mả. Đó là dịp con cháu ở xa tìm về làng, tìm về quê hương, nguồn cội... Và mỗi tộc họ đều chọn cho mình một ngày "Chạp" cố định và giữ mãi cho đến ngày nay.
Ở quê tôi người ta chỉ trồng hai vụ lúa trong năm là hè thu và đông xuân. Khoảng thời gian giữa hai vụ lúa ấy được gọi là mùa đất nghỉ. Mùa đất nghỉ là một phần tuổi thơ của chúng tôi và là mùa những đứa trẻ nông thôn ngày ấy thích nhất.