Kiến nghị hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho lao động ảnh hưởng dịch Covid-19

Thùy Anh Thứ bảy, ngày 05/06/2021 19:08 PM (GMT+7)
Để hỗ trợ kịp thời cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa qua Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã có công văn gửi Chính phủ kiến nghị bổ sung thêm nhóm đối tượng cần hỗ trợ.
Bình luận 0

Hỗ trợ tiền mặt cho lao động ngừng việc cách ly vì dịch Covid-19 

Theo đó công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc ngày 1/6/2021 về Gói hỗ trợ mới cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam xin báo cáo đề nghị bổ sung thêm các đối tượng.

Cụ thể, nhóm thứ nhất là người lao động ngừng việc do thuộc đối tượng cách ly y tế từ 14 ngày trở lên tại nơi cách ly tập trung (diện F1) hoặc cách ly tại nhà (F2) hoặc trong các khu vực bị cách ly phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

"Siêu thị 0 đồng"  hỗ trợ đồ thiết yếu cho lao động đang bị cách ly do dịch Covid -19 tại Bắc Giang của Liên đoàn lao động Bắc Giang. Ảnh: Công đoàn Bắc Giang

"Siêu thị 0 đồng" hỗ trợ đồ thiết yếu cho lao động đang bị cách ly do dịch Covid -19 tại Bắc Giang của Liên đoàn lao động Bắc Giang. Ảnh: Công đoàn Bắc Giang

Điều kiện để được hưởng như sau:

Thứ nhất, đối tượng người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Thứ hai lao động được doanh nghiệp hỗ trợ trả lương, tiền lương được tính theo thỏa thuận theo quy định tại điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019 nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. 

Thứ 3, lao động phải đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mức hỗ trợ được đề nghị 1 lần cho mỗi lao động là: 1.000.000 đồng (1 triệu đồng)/1 người. Thời gian áp dụng từ 1/6/2021 - 31/12/2021.

Dự kiến, nếu được chấp nhận sẽ có 60.000 người được hỗ trợ, với tổng kinh phí là 60 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương.

Hỗ trợ chính sách BHYT với lao động bị ngừng việc có tham gia BHXH do dịch Covid-19

Nhóm đối tượng lao động thứ 2 mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị hỗ trợ là: Hỗ trợ chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, công văn kiến nghị cho phép người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động những tháng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Mức đóng người sử dụng lao động đóng 3%; mức lương tối thiểu và người lao động đóng 0% (miễn đóng 1,5%).

Mục đích là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng covid -19 vẫn được đóng BHYT bắt buộc theo đối tượng có quan hệ lao động để đảm bảo quyền lợi BHYT liên tục, không bị gián đoạn của lao động.

Lao động trong vùng dịch phải cách ly đang rất cần sự hỗ trợ. Ảnh: Các tổ chức cá nhân hỗ trợ nhu yếu phẩm cho lao động tịa Bắc Giang (Ảnh Công đoàn Bắc Giang)

Lao động trong vùng dịch phải cách ly đang rất cần sự hỗ trợ. Ảnh: Các tổ chức cá nhân hỗ trợ nhu yếu phẩm cho lao động tại Bắc Giang (Ảnh Công đoàn Bắc Giang)

Về điều kiện hưởng: Là lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian của hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, tính từ ngày 1/6/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Thời điểm bắt đầu tạm hoãn là từ 1/6 đến hết ngày 31/12/2021.

Điều kiện thứ 2 là lao động phải đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Thời gian miễn đóng là 8 tháng tính từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022.

Dự kiến số người được hỗ trợ là 50.000 người, mỗi người được 1,5% tiền lương bình quân đóng BHYT. Kinh phí dự kiến khoảng 33,6 tỷ đồng. Nguồn kinh phí lấy từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Kiến nghị hỗ trợ tiền và thẻ BHYT cho lao động ảnh hưởng của dịch Covid -19 lần thứ 4 - Ảnh 3.

Lao động được hỗ trợ phải có thời gian nghỉ việc từ 14 ngày trở lên, tiền lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, tham gia BHXH, hoặc lao động có đủ 2 năm đóng BHYT, đang tạm ngừng việc không đủ thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Ảnh: Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp - Nguyệt Tạ)

Nhóm thứ hai mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị duy trì thẻ BHYT là người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Mục đích để lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có nguồn thu nhập nào khác (tham gia BHXH đủ 2 năm) được đảm bảo quyền lợi khi đi khám bệnh nếu không may bị ốm đau, bệnh tật trong thời gian buộc phải nghỉ việc để cách ly y tế, hoặc phải nghỉ việc do doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Thời gian miễn đóng mà vẫn được duy trì thẻ BHYT là 8 tháng. Áp dụng từ 1/6/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Kinh phí được lấy từ Quỹ BHYT. Đơn vị tổ chức thực hiện là Bộ Y tế và Cơ quan BHXH.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem