Kỳ bí ngôi mộ cổ hơn ngàn năm bị trộm và kho báu bất khả xâm phạm

Thứ tư, ngày 18/03/2020 06:26 AM (GMT+7)
Truyền kỳ ngôi mộ cổ hàng nghìn năm bị trộm nhiều lần nhưng hàng trăm tỷ đồng báu vật bên trong vẫn được bảo toàn, bí ẩn đằng sau là gì?
Bình luận 0

Từ thời xa xưa, Trung Quốc đã là một quốc gia cổ đại coi trọng nghi lễ tang sự. Để bày tỏ lòng hiếu thảo với người quá cố, người xưa không tiếc tiền gửi vô số báu vật vào lăng mộ của họ. Chính vì điều này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có nhiều vụ trộm mộ nghiêm trọng nhất thế giới. Từ thời xa xưa đến nay, những kẻ đạo tặc đã nhiều lần trộm mộ bất chấp lệnh cấm của nhà nước, bởi vậy, hầu hết các ngôi mộ cổ còn lại cho đội khảo cổ học hiện đại đều đã qua tay giới đạo mộ. Vậy những kẻ trộm mộ cổ cưa có thật thần thông quảng đại nhưng đội quân đào mộ cổ của Tào Tháo trong sách cổ hay không? 

img

Đầu những năm 1990, sau một tuần mưa lớn trên sông Vị Hà ở Tây An, dân làng sống ở các làng gần sông đã vô tình tìm thấy một hố đất lớn trên bờ kè, nhìn rõ là bị nước sông làm lở. Lúc đầu, dân làng địa phương vì sợ rằng mọi người sẽ không cẩn thận rơi xuống hố, nên đã báo cáo tình hình cho cơ quan thủy lợi của huyện. 

Tuy nhiên, các nhân viên thủy lợi phát hiện ra rằng "hố đất lớn" này rất bất thường. Đứng ở lối vào của miệng hố, họ vẫn có thể ngửi thấy mùi ẩm từ bên trong. Vì Tây An là cố đô của triều đại thứ 13, các ngôi mộ dưới lòng đất được tìm thấy gần như hàng ngày, vì vậy các công nhân thủy lợi cảnh giác nghĩ rằng hang động giống như một lối vào một ngôi mộ dưới lòng đất. Sau đó họ đã báo cáo với văn phòng di tích văn hóa địa phương.

Cục đã nhanh chóng cử một đội khảo cổ đến hiện trường. Sau một số thăm dò, người ta phát hiện ra rằng lỗ hổng này thực ra là dấu tích đào bới của giới đạo mộ. Họ lập tức mở một cuộc khai quật giải cứu ngôi mộ. 

Chẳng mấy chốc, một ngôi mộ xây bằng gạch từ thời nhà Đường đã lộ diện, nhưng thật đáng tiếc rằng kích thước của ngôi mộ rất nhỏ, toàn bộ ngôi mộ chỉ rộng khoảng bảy hoặc tám mét vuông. Tuy nhiên, điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên là mặc dù ngôi mộ này nhỏ, nhưng có đến mười lăm hoặc mười sáu lỗ lỗ đào trên lớp đất của những kẻ trộm mộ. Họ cho rằng trong ngôi mộ rất có thể còn nhiều bí mật chưa biết đến.    

img

Sau khi các nhà khảo cổ bước vào ngôi mộ nhỏ, họ nhìn thấy một khung cảnh lộn xộn trước mặt. Rất nhiều đồ sứ, cùng các mảnh gốm vỡ nằm rải rác dưới lòng đất, và thậm chí quan tài trong ngôi mộ cũng đã bị dỡ ra. Điều đó cho thấy ngôi mộ hơn nghìn năm tuổi này đã bị giới đạo mộ tìm đến nhiều lần. 

Sau đó, các nhà khảo cổ đã tìm kiếm qua mọi lớp đất trong huyệt mộ nhỏ này và tuyệt nhiên không thể tìm thấy một di tích văn hóa hoàn chỉnh nào. Khi đám đông thất vọng, các nhà khảo cổ đã đập vào các bức tường xung quanh ngôi mộ bằng búa, và đột nhiên bức tường ở phía tây phát ra tiếng động bất thường rõ ràng, đó là một tiếng vang rất lớn.

img

Ngay sau đó, đội khảo cổ đã khoan cắt một bức tường phía tây và tìm thấy một lối vào mộ vào. Men theo lối vào, họ ngỡ ngàng trước một chiếc quan tài bằng gỗ vô cùng lớn. Hai bên quan tài còn có hai bức tượng tùy nữ, đồng thời khai quật được hơn 170 cổ vật gốm sứ nhà Đường, tất cả đều là di tích văn hóa hạng nhất với tổng trị giá hơn 200 triệu tệ. Thông qua bia khắc, giới khảo cổ tìm hiểu được chủ nhân của ngôi mộ chính là Lý Hối, an hem họ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Nhân vật này đã khá ranh mãnh khi xây “mộ trong mộ”, do đó tránh được sự chú ý của giới trộm mộ. Tuy nhiên, cho dù vậy, ngôi mộ cuối cùng vẫn được giới khảo cổ tìm ra.  

S.S (Theo NewQQ)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem