Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 1.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến nghiên cứu, đề xuất chủ trương và quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô. Theo các chuyên gia, đây là điều kiện tốt để Hà Nội giãn dân ra khu vực bên ngoài để cải tạo những khu vực ngóc ngách, chật chội khu vực trung tâm.

Vừa qua, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của TP.Hà Nội. Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, trong lĩnh vực quy hoạch, đô thị, UBND TP.Hà Nội sẽ xây dựng, trình phê duyệt quy hoạch TP.Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, giai đoạn 5 năm tới, Hà Nội dự kiến đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

Xung quanh đề xuất trên, nhiều chuyên gia quy hoạch đều bày tỏ quan điểm ủng hộ, đồng thời kỳ vọng một Thủ đô hiện đại hơn khi 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn trở thành thành phố. Nhưng chuyên gia cũng lưu ý Hà Nội cần xem xét kỹ các tiêu chí, không đốt cháy giai đoạn, hoặc quy hoạch thiếu khả thi.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất lên thành phố - Ảnh 1.

Chi tiết 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn được đề xuất lên thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Đồ hoạ: Việt Anh.

img
img
img

Hà Nội sẽ hoàn thành việc rà soát, tổng hợp quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô song song với việc rà soát, đánh giá các quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt trong giai đoạn trước, tổ chức lập 14 quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng.

Video: Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố.Thực hiện: Viết Niệm - Ngọc Hải.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 5.

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là địa phương có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hóa, xã hội.

Huyện Mê Linh gồm 2 thị trấn và 16 xã; có diện tích: 141,64 km2; Dân số năm 2019 khoảng 240.555 người.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 3.

Vị trí địa lý của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Ảnh: Google maps.

Hệ thống giao thông

- Đường vành đai: Vành đai 3 Bắc Sông Hồng, Vành đai 3,5, Vành đai 4 – Vùng thủ đô.

- Đường đô thị: Bắc Thăng Long - Nội Bài; Trục trung tâm Mê Linh.

- Đường sắt đô thị: Dự kiến sẽ có tuyến số 6 đi nối dọc theo đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, số 7 đi dọc theo đường Vành đai 3,5.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 4.

Cầu Thăng Long kết nối huyện Mê Linh với trung tâm Thủ đô Hà Nội.

img
img
img

Đường Võ Văn Kiệt một trong những tuyến đường giao thông lớn, đi qua  huyện là Mê Linh. Chiều dài toàn tuyến đường là 11 km, rộng 23m; kéo dài từ phía bắc cầu Thăng Long đến Sân bay Nội Bài trên đường xuyên Á AH 1813.

Kinh tế xã hội

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu 9 tháng đầu năm ước đạt 22.318 tỷ đồng, đạt 73,46% kế hoạch, tăng 7,6% so vùng kỳ; cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng; dịch vụ, nông nghiệp tương ứng là: 87,2%; 4,5%; 8,3%.

Các hoạt động văn hóa xã hội được tổ chức tốt; tập trung cao độ để hoàn thành các tiêu chí đạt huyện nông thôn mới năm 2021. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị và tài nguyên – môi trường được chú trọng hơn.

Trước đó, tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 28.235 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2019. Năm 2020: 16/16 xã của huyện đã về đích nông thôn mới.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 6.

Khu công nghiệp Quang Minh có tổng diện tích 344,4 ha có địa điểm tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây là Khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; chế biến đồ trang sức; sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; cơ khí.

img
img
img

Khu công nghiệp Quang Minh nằm giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài và đường sắt Hà Nội - Lào Cai, liền kề cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, ở đầu trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh - Cái Lân rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

img
img

Tổ hợp thương mại Melinh PLAZA Hà Nội là mô hình TTTM vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, bao gồm trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn 71.500 m2.

Văn hóa - giáo dục

- Xã Mê Linh, huyện Mê Linh là quê hương của Hai Bà Trưng (hai nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị), cũng là nơi Hai Bà xưng vương, lập đô sau khi đánh tan giặc ngoại xâm những năm đầu công nguyên (40 - 43). Để tưởng nhớ công ơn Hai Bà, hàng năm, tại đây, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, người dân địa phương lại tổ chức lễ hội.

- Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh đã đạt và cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Một trong những tiêu chí chưa đạt của huyện liên quan đến cơ sở vật chất trường học.

Chính vì vậy, để giúp huyện Mê Linh hoàn thiện tiêu chí này, phấn đấu về đích trong năm 2021, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp trường THPT Mê Linh tại xã Đại Thịnh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 90 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Loạt hình ảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 12.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh. Ảnh: ĐCS.

img
img
img

Sau thời gian tích cực triển khai, đến nay, các hạng mục của trường THPT Mê Linh đã cơ bản hoàn thành. Ảnh Phạm Hưng.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 9.

Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hóa, xã hội phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 13.

Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Huyện Đông Anh gồm 1 thị trấn và 23 xã; tổng diện tích đất tự nhiên: 182,30 km2; Dân số: 405.749 người (năm 2019).

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 10.

Vị trí địa lý của huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Ảnh: Google maps.

Hệ thống giao thông

- Đường quốc lộ: Đường 23B, QL 3, QL 23A

- Đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên; Đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt); Đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp); Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa

- Các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù.

- Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên. Dự kiến các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 11.

Cầu Nhật Tân kết nối huyện Đông Anh với trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Đường Võ Nguyên Giáp, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội, qua cầu Nhật Tân – Cầu dây văng dài nhất Việt Nam, với sân bay Nội Bài với nhà ga hàng không T2 hiện đại, đường có tổng chiều dài 12,2 km, điểm đầu là nút giao Nam Hồng (đường dẫn phía Bắc cầu Nhật Tân), điểm cuối là nút giao cắt giữa đường Bắc Thăng Long với quốc lộ 2. Đây là một tuyến đường được thiết kế theo đường đô thị, có mặt cắt ngang từ 80 đến100m với 6 làn xe, chạy tốc độ cao với vận tốc 80km/h, 2 đường gom. 

Toàn tuyến có 8 cầu được thiết kế vĩnh cửu theo kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực. So với 30 km từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài theo đường Bắc Thăng Long – Nội Bài như hiện nay, đường Võ Nguyên Giáp vừa gần trung tâm thành phố hơn, lại vừa được rút ngắn xuống còn 15 km.

img
img
img
img

Đường Võ Nguyên Giáp là tuyến đường trọng điểm có tác động rất lớn đến hạ tầng giao thông Thủ đô. Tuyến đường được liền mạch với cầu Nhật Tân, bắc qua sông Hồng, tại trục đường vành đai 2, thông qua đường Lạc Long Quân và đường Âu Cơ, kết nối với các trục đường quốc lộ 5 kéo dài.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 13.

Dài hơn 12 km, đường Hoàng Sa, Trường Sa vốn là quốc lộ 5 kéo dài có tổng mức đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng. Đây là tuyến đường hiện đại bậc nhất kết nối Hà Nội với các tỉnh thành Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng.

Kinh tế xã hội

Trong 9 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đông Anh ước tăng 7,5%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.778 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 103.520 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn huyện 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 16.800 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác Giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao được quan tâm và có nhiều đổi mới, an sinh xã hội được đảm bảo.

Trước đó, năm 2020, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện ước đạt hơn 151.766 tỷ đồng tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 14.

Toàn cảnh thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Thị trấn Đông Anh nằm ở trung tâm huyện Đông Anh, cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi: Đường quốc lộ 3 chạy qua trung tâm, là nơi có ga Đông Anh – giao điểm của 2 tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Phú Thọ - Lào Cai – Yên Bái, gần sân bay quốc tế Nội Bài... cùng với đó thị trấn có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng là lợi thế quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế của Trung ương, Thành phố và địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang đã lựa chọn nơi đây xây dựng và phát triển.

img
img
img

Hệ thống giao thông tại huyện Đông Anh đang được chú ý đầu tư.

img
img
img
img

Các trung tâm hành chính, nhà thi đấu, bệnh viện và cơ sở hạ tầng của huyện Đông Anh được nâng cấp và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nằm tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Với vị trí của mình, khu công nghiệp chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đến 15km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 20 km. Ngoài ra, các tuyến đường như Cầu Vĩnh Thịnh, Tứ Liên, Vành đai 3, đường 5 kéo dài… cũng giúp việc kết nối KCN với các tỉnh phía Tây, Nam Hà Nội dễ dàng, thuận tiện.

KCN Bắc Thăng Long đã được lấp đầy với hơn 67 doanh nghiệp sản xuất và 20 văn phòng đại diện. Tổng số vốn đầu tư vào khoảng 660 triệu USD.

img
img

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một trong những mô hình KCN tập trung đầu tiên tại Việt Nam. Dù được xây dựng từ cuối thế kỷ XX nhưng cho đến nay nơi đây vẫn được đánh giá là một trong những dự án đẹp, hiện đại nhất miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Văn hóa - giáo dục

- Đông Anh là vùng đất địa linh nhân kiệt, chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 15km về phía Bắc. Với lợi thế về vị trí địa lý và sở hữu tài nguyên văn hóa - lịch sử phong phú, du lịch Đông Anh có nhiều điều kiện thuận lợi để tỏa sáng trong tương lai.

- Trường THPT Đông Anh là một trường công lập thuộc huyện Đông Anh được thành lập vào năm 2001. Diện tích ban đầu là 9.800 m2, trưởng chỉ có 16 phòng học, một khu Hiệu bộ trong đó cso phòng Hội đồng và một số phòng chức năng, một nhà thể chất. Năm 2010, trường đã được UBND TP cho phép mở rộng diện tích lên hơn 2 ha. Nhờ vậy, trường có thêm sân vận động giúp thuận lợi hơn trong việc rèn luyện thể thao.

Hàng năm, trường được Sở Giáo dục Hà Nội bổ sung thêm các thiết bị để hoàn thiện dần các phòng thư viện, tin học, thí nghiệm vật lý..

img
img

Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa và Trình diễn múa rối nước phục vụ du khách ở làng Đào Thục. Ảnh: Theo NS Hà Nội.

img
img

Trường THPT Đông Anh là một trường công lập thuộc huyện Đông Anh được thành lập vào năm 2001. 

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 18.

Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất. Phần lớn đất đai của Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 23.

Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố hơn 30 km. Bao quanh huyện là hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của huyện đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ.

Huyện có 1 thị trấn Sóc Sơn và 25 xã; Diện tích: 304,7 km2 (rộng thứ 2 của Thành phố); Dân số: 348.153 người (số liệu cuối năm 2019).

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 19.

Vị trí địa lý của huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Ảnh: Google maps.

Hệ thống giao thông

- Quốc lộ chạy qua: QL 2, QL 3, QL 18.

- Đường cao tốc: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; Võ Văn Kiệt; Cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

- Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

- Đường sắt: Hà Nội – Thái Nguyên và các dự án đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến đi qua địa bàn huyện; tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi).

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 20.

Trụ sở làm việc của UBND huyện Sóc Sơn.

img
img

Hệ thống giao thông của huyện cũng được chú ý đầu tư và mở rộng.

Kinh tế xã hội

- Năm 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 9,64%/năm. Cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 52 triệu đồng/người/năm.

- 25/25 xã được công nhận xã nông thôn mới. Sóc Sơn là huyện có diện tích rộng thứ 2 của thành phố, là huyện đầu mối kết nối giao thông Thủ đô và các tỉnh phía Bắc, trung tâm kết nối giao thương quốc tế qua sân bay Nội Bài. Địa bàn huyện có nhiều công trình an ninh quốc phòng, nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp thương mại, dịch vụ.

- Khu công nghiệp (KCN) Nội Bài được phát triển bởi Công ty phát triển Nội Bài, một Công ty liên doanh giữa Renon (Malaysia) và Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là gần 30 triệu USD. Đã có 38 dự án đầu tư vào KCN này với hàng trăm triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy 100%.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 22.

Khu công nghiệp Nội Bài là dự án đáng chú ý nằm tại huyện Sóc Sơn, KCN được đánh giá cao nhờ vị trí tiếp giáp gần Thủ đô, KCN đã và được hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong những công trình đáng chú ý tiếp theo trên địa bàn Sóc Sơn đấy là dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn. Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn của Tập đoàn Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu", công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.

Khi đi vào sử dụng, đây là nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ xử lý hơn 2/3 số rác của toàn TP.Hà Nội.

img
img
img

Nhà máy điện rác Sóc Sơn là một trong những dự án được đầu tư với hy vọng giải quyết vấn đề rác thải của TP.Hà Nội.

Văn hóa - giáo dục

- Huyện Sóc Sơn là nơi đứng chân của Học viện Phật giáo Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa khác như; đền Gióng, Hạ Mã, chùa Non Nước.

- Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội nằm tại huyện Sóc Sơn được thành lập theo quyết định số 3828/QĐ-BGDĐT ngày 29/5/2009, trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.

img
img
img

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Trường CĐ CN&KT Hà Nội.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 32.

Học viện Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Phương Dung

img
img
img

Học viện Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Hiện nay, một trong những điểm đáng chú ý của quy hoạch là Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng tới 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng, gồm cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên.

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông thông thường, việc Hà Nội triển khai xây dựng 10 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng được đánh giá còn hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế, đồng thời khai phá tiềm năng quỹ đất cũng như đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội. Với việc Hà Nội có thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng, các tỉnh thành ven Hà Nội cũng có thêm điều kiện để phát triển đời sống kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh về 3 huyện của Hà Nội được đề xuất quy hoạch lên thành phố - Ảnh 24.

Việc đưa 3 huyện lên thành phố sẽ giúp thay đổi diện mạo Thủ đô. Khi đó, các quy hoạch về cải tạo giao thông, kinh tế sẽ khắc phục các hạn chế hiện nay về đường sá, nâng cao chất lượng sống.

VIẾT NIỆM - NGỌC HẢI
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem