Ngắm mãi không chán vườn hồng lung linh giữa mùa dịch của mẹ đảm Sài Gòn

Huyền Trần Thứ năm, ngày 16/09/2021 08:21 AM (GMT+7)
Khoảng sân thượng đầy nắng và gió, rộng rãi và thông thoáng của gia đình chị Châu Hữu Chí (TP.HCM) đã trở thành vườn hồng lung linh, giúp gia đình chị thư giãn trong mùa dịch.
Bình luận 0

Vườn hồng tỏa hương giảm căng thẳng trong mùa dịch 

Khoảng sân thượng rộng 50m2 trên tầng 4 đầy nắng, khoe sắc rực rỡ vẻ đẹp của vườn hồng rực rỡ của gia đình chị Châu Hữu Chí (Candy Châu, sinh năm 1980, Quận Gò Vấp, TPHCM) khiến cho bất kỳ ai lần đầu tiên ngắm đều cũng phải siêu lòng.

Sân thượng được chị chia làm hai phần: phần phía trước nhiều nắng để trồng hồng, phần phía sau làm vườn rau xanh. Từ một vài gốc hoa hồng ban đầu, tới nay, chị Chí đã sở hữu vườn hồng với 70 giống hồng nội và ngoại khác nhau, quanh năm khoe sắc.

đ - Ảnh 1.

Khu vườn là nơi để các con của chị Chí vui chơi và biết yêu lao động, yêu thiên nhiên.

Chị tâm sự: "Có vườn hoa hồng, các con của chị cũng có cơ hội được gần gũi và hiểu hơn về thiên nhiên khi cùng mẹ chăm vườn, bắt bọ ăn lá cho hồng…

Hiện tại, ngoài trồng hồng thì chị Chí còn trồng thêm các loại rau như: bầu hồ lô, mướp, ớt, các loại rau để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày". 

đ - Ảnh 2.

Những ngày ở nhà giãn cách xã hội, các bé rất thích được lên vườn phụ mẹ chăm cây, thu hoạch.

Đặc biệt, trong mùa dịch Covid-19 thì khu vườn là thú vui thư giãn mỗi ngày của gia đình chị Chí, đang trong thời gian giãn cách, thì việc ở nhà ngắm cảnh tại gia cũng khá là thú vị.

Không những thế, việc chăm hoa hồng giúp bản thân giảm bớt căng thẳng. Buổi sáng thức dậy hít thở bầu không khí trong lành hòa lẫn mùi hương hoa hồng khiến tâm hồn trở nên vô cùng thư thái.

đ - Ảnh 3.

Góc thư giãn bên khóm hồng rực rỡ.

Kinh nghiệm chăm sóc vườn hồng trên sân thượng

Khi hỏi về bí quyết để có được vườn hoa hồng đẹp tuyệt vời như vậy thì chị Chí cho biết, gaii đoạn đầu chinh phục loài hoa này cũng khá vất vả. Nhưng sau khi chăm sóc quen với từng đặc tính của mỗi loài hoa thì chị cũng khá nhàn. 

Nhưng đấy là với người đã có kinh nghiệm và quen tay như chị Chí, còn đối với những bạn mới bắt đầu, chị cũng cặn kẽ hơn về bí quyết để trồng được hoa hồng.

đ - Ảnh 3.

Khu vườn nhiều nắng được chị Chí ưu tiên trồng khoảng 70 gốc hồng cả nội và ngoại.

Theo chị Chí, muốn tạo dựng được vườn hồng phải chú ý: 

Nơi trồng: Đầu tiên, hồng rất cần nắng, phải có đủ nắng thì cây sẽ khỏe, nên trồng hồng chỗ có ít nhất phải đủ 5 giờ nắng thì cây mới khỏe giảm thiểu tối đa các bệnh về lá.

Về đất trồng (giá thể): Việc trộn giá thể cũng quan trọng không kém vì hồng ưa ẩm nhưng phải thoát nước tốt không để bị ngập úng. Chị trộn 50% là vỏ trấu, 10% đất sạch Tribat, 10% tro trấu (loại trấu đã hun), 10% đá trân châu Perlite (có thể thay bằng xơ dừa, vỏ đậu đều được); 

20% phân hạt hữu cơ chậm tan (có thể dùng phân bò, phân gà nhưng bắt buộc phải qua xử lý, nếu không một thời gian, giá thể sẽ sản sinh nhiều con sùng đất ăn rễ non của hồng).

đ - Ảnh 4.

Chị Chí sử dụng chậu nhựa trồng hồng để dễ dàng di chuyển vị trí khi cần.

Trước mỗi mùa mưa, chị Chí thường trộn lại giá thể và thay dần cho các chậu hồng. Khi thay giá thể, chị tưới đẫm nước lần đầu. Hai ngày sau, giá thể khô, chị sẽ tưới lại lần hai và đặt chậu cây trong khu vực ít nắng gắt khoảng một tuần.

Chậu cây: Vì trồng tầng cao nên chị Chí ưu tiên chọn chậu nhựa để dễ di chuyển. Và dù chậu nào thì mình luôn khoan thêm nhiều lỗ thoát nước dưới đáy chậu (thường từ 4~6 lỗ tùy lỗ to hay nhỏ).

đ - Ảnh 5.

Những bông hồng khoe sắc nhờ sự chăm sóc kỹ càng, tỉ mỉ của chị Chí.

Hồng luôn chịu khô giỏi nhưng khi úng nước thì dễ chết cây nên làm kệ sắt để đặt các chậu hồng lên cao, đây là cách để cho cây thoát nước tốt vào mùa mưa, sàn nhà dễ quét dọn và là một cách tránh các loại nấm bệnh.

Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ, bổ sung phân bò (hoặc gà, hoặc dê ) + trùn quế nhưng phải là loại đã qua xử lý , bón định kỳ 2 tuần/lần, bồi thêm Bio Soya (đậu nành ủ lên men) pha loãng tưới gốc định kỳ 1 tuần/ lần.

đ - Ảnh 6.

Hoa đua nhau khoe sắc.

Tưới nước: Khâu quan trọng nhất khi trồng cây. Mình trồng sân thượng rất nắng, nóng nên mình thường tưới 2 lần sáng sớm và chiều tối (phun mạnh vào sáng và tưới nhẹ gốc buổi tối).

Phòng ngừa các loại bệnh: Hoa hồng thường bị bệnh bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy, sâu ... Cách ngừa bệnh hiệu quả là tưới đủ nước cho cây, vào mùa khô cần phải tưới lên lá nhiều hơn, dùng vòi xịt mạnh lên lá.

Ngắm mãi không chán vườn hồng lung linh giữa mùa dịch của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 8.

Hồng nào cũng rực rỡ sắc hương.

Mọi người quan sát dưới gốc hồng mình luôn để thoáng, nhổ các loại cỏ dại, tỉa bỏ cách nhánh sát gốc để thoáng cây, vặt lá già, quét dọn vườn thường xuyên, đặt các cây hồng có khoảng cách để tránh lây lan bệnh.

Cùng ngắm thêm hình ảnh khu vườn hồng của gia đình chị Chí:

đ - Ảnh 7.

Hoa hồng tạo vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo cho ngôi nhà của chị.

Ngắm mãi không chán vườn hồng lung linh giữa mùa dịch của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 10.

Góc sân rực rỡ.

đ - Ảnh 8.

đ - Ảnh 10.

Chị vẫn thường đọc sách, thưởng trà bên cạnh góc vườn hồng

 ( Ảnh trong bài do NVCC)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem