Nhật bị Mỹ "giật dây" trừng phạt chống Nga?

Thứ sáu, ngày 26/09/2014 22:25 PM (GMT+7)
Ngày 24.9, Nhật Bản áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống Nga, rồi ngay ngày hôm sau lại thông báo rằng sẵn sàng hủy bỏ.
Bình luận 0
Như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, Nhật Bản có thể xem lại hoặc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng để làm vậy cần dựa “trên cơ sở thỏa thuận đình chiến, hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Ukraine và toàn vẹn lãnh thổ của nước này, áp dụng hành động xây dựng để giải quyết tình hình một cách hòa bình”.

img

Cần nhắc rằng thỏa thuận mà ông Kishida nói đến ở trên chính là kết quả của những hoạt động xây dựng mà Nga đã thi hành “để giải quyết tình hình một cách hòa bình” ở Ukraine. Vì vậy, ràng buộc việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với "hoạt động xây dựng” của Nga, cũng như lệnh trừng phạt mới chống Nga ban hành một ngày trước đó, đều chỉ khiến mọi người thêm khó hiểu và củng cố mối nghi ngờ xuất hiện trong giới chuyên viên và nhà ngoại giao Nga, về việc liệu Nhật Bản có đủ khả năng hình thành chính sách đối ngoại của đất nước một cách hợp lý sáng suốt hay chăng. Tình trạng thiếu năng lực này có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho chính nước Nhật.

Mọi người ở Nga hiểu rõ rằng, cũng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản thông qua loạt biện pháp trừng phạt chống Nga là dưới áp lực của Mỹ (có thể thấy ngay điều này, chẳng cần đợi đến lời thú nhận cách đây chưa lâu của Thống đốc Tokyo Yoichi Masudzoe). Và vì thế Nga phản ứng với lệnh trừng phạt của Nhật Bản một cách bình tĩnh, không cần thực hiện bước đi đáp trả có thể gây phương hại cho hợp tác Nga-Nhật, bao gồm cả quan hệ kinh tế vốn phát triển rất thành công trong những năm gần đây. Phải nói thêm là trong quan hệ với EU, Nga không kiên nhẫn và cảm thông đến thế, mà đã hạn chế nhập khẩu các sản phẩm châu Âu, và do vậy đặt nhiều nhà sản xuất châu Âu trước bờ vực phá sản.

Tuy nhiên, khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, bản thân Nhật Bản có thể gánh chịu tổn thất uy tín nghiêm trọng. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy phân tích.

Áp đặt biện pháp trừng phạt là bởi nguyên cớ rằng dường như Nga đang có hành động xâm lăng hiếu chiến ở châu Âu. Vừa mới ngày hôm qua, khi vận động hành lang tại Đại hội đồng LHQ hô hào trừng phạt chống Nga, Tổng thống Barack Obama đã khẳng định như thế. Ông Obama còn nói sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong công cuộc xây dựng nền dân chủ. Theo lý giải của ông, cần hiểu rằng áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga chính là giúp đỡ người Mỹ và người châu Âu cùng người Nhật Bản trong sự nghiệp cao quý này.

Nhưng ở đây bộc lộ một số mâu thuẫn.

Thứ nhất, không một ai trình ra được bất kỳ bằng chứng về sự xâm lăng hiếu chiến của Nga. Còn giả sử từng có động thái như vậy, chỉ tính sơ sơ sự chênh lệch thực lực và khả năng giữa quân đội Ukraine và quân đội Nga, thì hẳn là cuộc chiến tưởng tượng ấy ở Ukraine cũng phải kết thúc từ lâu rồi, và ở Kiev hẳn đã là một Chính phủ khác với một vị Tổng thống khác.

Thứ hai, mặc dù có hỗ trợ của Mỹ, mà có thể chính nhờ sự hỗ trợ kiểu đó nên “nền dân chủ” ở Ukraine bây giờ thật kỳ quặc theo quan điểm của Nga.
(Theo Đài Tiếng nói nước Nga)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem