Giá sầu riêng Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking, sầu riêng Chuồng Bò khu vực miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên hôm nay vẫn đứng ở mức cao. Giá sầu riêng hôm nay đi ngang, loại hàng sầu riêng đẹp vẫn đứng cao chót vót.
Sầu riêng Ri6 hàng đẹp, hàng xô đều được thương lái gom mạnh; giá sầu Thái hàng đẹp lẫn loại xô cũng giữ giá ổn định từ mức 80.000-95.000 đồng/kg, hôm nay.
Cụ thể: Tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Musangking đẹp lựa có giá 57.000-60.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-60.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, loại này đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, đứng yên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua. Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, đi ngang; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg giữ ổn định so với hai ngày qua.
Tại khu vực Tây Nguyên, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của hai ngày qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, đi ngang so với giá của hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg; giữ ổn định từ hai ngày trước. Sầu riêng Musangking đẹp lựa vẫn có giá ổn định từ 130.000-150.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay, 31/7 đi ngang. Sầu riêng hàng đẹp loại sầu Thái, sầu Ri6 giá vẫn đứng cao chót vót.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 31/7. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Theo các nhà vườn, giá sầu riêng giữ ổn định ở mức cao như hiện này là do sầu riêng được thu gom mạnh để xuất khẩu đi Trung Quốc.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nguyên nhân xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh là do tháng 5 và 6 vào mùa thu hoạch rộ loại quả này ở các tỉnh phía Nam nên lượng hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc tăng đột biến.
Từ tháng 8 tới cuối năm sẽ bước vào chính vụ thu hoạch ở Tây Nguyên. Do đó, sản lượng sẽ tăng vọt và xuất khẩu sầu riêng dự tính vượt 1 tỷ USD.
Nhiều năm qua, Chính phủ đưa ra nhiều quyết sách, ký nhiều nghị định thư, FTA mở cửa thị trường cho ngành rau quả trong đó có sầu riêng phát triển. Ngoài ra, nhờ thời gian vận chuyển ngắn, sản phẩm sầu riêng của Việt Nam luôn tươi ngon nên có sức cạnh tranh mạnh so với hàng Thái.
Hoạt động thu mua và xuất khẩu sầu riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang diễn biến thuận lợi. Năm nay loại trái cây này bán nội địa và quốc tế đều hút khách vì chất lượng cao hơn so với mọi năm. Tại thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng cũng tăng 10 - 15% so với năm 2022.
Theo Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai (Lâm Đồng), cây sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu quả cần được chăm sóc đúng kỹ thuật. Việc chăm sóc tốt thời điểm này sẽ quyết định năng suất, phẩm chất trái và hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng. Việc chăm sóc đúng kỹ thuật phải đảm bảo 3 yếu tố: Cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây không bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến các vụ tiếp theo.
Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn đậu quả như sau:
Sau khi đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, bà con chỉ để không quá 10 bông/chùm. Hầu hết số bông này đều đậu quả, nên cần thiết phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả.
Cách tỉa và thời điểm tỉa quả:
Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).
Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triễn để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
Trong lần phun cuối cần phối hợp với thuốc Agri - Fos 400 để kháng lại bệnh thối trái, xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển). Nồng độ thuốc phun 0,5%.
Lần 1:
Thời điểm: khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà). Loại phân bón: bón phân NPK 15-15-15 YARA. Lượng bón: Bón 0,5kg/cây/lần/2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Cách bón: Lần 1 bón 200-300g/cây/lần rắc quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan. Sau 10-15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng phân còn lại.
Lần 2:
Khi đậu trái được 80-85 ngày: Loại phân bón: NPK có công thức 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE. Cách bón: Lượng phân bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
Lần 3:
Loại phân: K2SO4 (kali trắng Con cò Pháp). Lượng phân và thời điểm bón: Lần 1: Khi quả được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây. Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 0,3-0,5kg/cây.
LƯU Ý:
Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.
Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng.
Khi mưa nhiều bồn sâu chứa nước, làm cho cây thừa nước, quá trình chín cũng diễn ra kém, dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước.
Do đó khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt. Sầu riêng trước khi chín rụng 15-20 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt. Sầu riêng trước khi thu hoạch (cắt trái) 10-15 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.
Thu hoạch quả: Xác định thời điểm thu hoạch quả: Dựa vào sổ nhật ký ghi chép thời gian xả nhị đến khi quả được 125-135 ngày (đối với sầu riêng Monthong), 105-115 (ngày đối với sầu riêng Ri6), nông dân nên thu hoạch trước khi quả chín từ 5-7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch quá sớm, hay quá muộn (đặc biệt không để quả tự rụng xuống đất) đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Dựa vào dấu sơn phân biệt các đợt quả trên cây. Dựa vào hình thái bên ngoài sự nở của gai quả, khi quả chín gai trên múi sầu riêng nở và rãnh quả sâu hơn. Dựa vào âm thanh khi gõ quả.