Có lẽ chẳng phải vì vô tình hay ngẫu nhiên mà hình ảnh con ngựa (mã) lại được nhiều vị vua coi trọng, được khắc trên nhiều linh khí của quốc gia cũng như nhiều công trình kiến trúc ở Huế.
Ngựa dưới thời nhà Nguyễn cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó, nó là phương tiện để đi lại, vận chuyển hàng hóa, lương thực, quân lương hành quân của quân đội.
Ngựa dưới thời các vị vua nhà Nguyễn cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó, nó là phương tiện để đi lại, vận chuyển hàng hóa, lương thực, quân lương hành quân của quân đội.
Ngoài ra, ngựa còn phục vụ cho việc săn bắn, chuyên chở xa giá... do đó hình ảnh con ngựa trở nên gần gũi thân quen và không thể thiếu trong cuộc sống.
Trong 12 con giáp, con ngựa cũng được xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa xưa dưới triều phong kiến.
Dưới vương triều nhà Nguyễn hình ảnh con ngựa lại được hiện lên với nhiều cung bậc và hình ảnh khác nhau.
Đầu tiên phải kể ngựa trên các lăng tẩm của các vị hoàng đế nhà Nguyễn như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức... đều được đúc và trạm trổ hình ảnh con ngựa trước sân chầu. Mỗi một lăng là một hình ảnh ngựa khác nhau như gắn liền với cuộc đời của từng vị vua vậy.
Mỗi một lăng thường được đúc 2 con ngựa đặt ở hai bên tả hữu trước sân chầu, ngựa ở đây có đầy đủ yên cương. Tuy nhiên, tùy vào từng lăng mà hình ảnh con ngựa tô điểm cho vẻ uy nghiêm của lăng.
Không những ngựa được đưa vào trên các lăng tẩm mà ngựa còn được đưa vào thơ Ngự chế, Vua Thiệu Trị là một ông vua nổi tiếng hay thơ văn, sinh thời ông có nhiều thơ văn để lại đến nay rất nổi tiếng là Ngự chế thi, Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập,...
Những sáng tác của vua Thiệu Trị được khắc trên nhiều công trình kiến trúc ở Huế, như Lăng Thiệu Trị, Điện Thái Hòa, thơ trên Điện Long An... Nhân dịp năm Ngọ, chúng tôi có dịp đọc một bài thơ về ngựa của Thiệu Trị được in trong Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập, quyển 4.
Ngựa khắc trên mộc bản minh họa cho bài thơ vua Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị là con trai đầu của vua Minh Mạng và là hoàng đế thứ ba của vương triều nhà Nguyễn.
Mới nghe thoạt đầu người dân thường nghĩ ngay đến ngựa nuôi ở Thượng Tứ. Tuy nhiên, hai chữ Thượng Tứ ở đây chỉ ngựa của vua ban tặng. Thượng là vua, tứ là ban cho ai đó. Như vậy, ngựa Thượng Tứ là chỉ ngựa quý được vua ban cho có thể là cho quan văn hoặc quan võ, hoặc những người có công lao đối với vương triều.
Tượng về con ngựa trên lăng vua Minh Mạng ở Huế. Vua Minh Mạng là con trai thứ tư của vua Gia Long và là vị vua thứ 2 của vương triều nhà Nguyễn. Vua Minh Mạng trì vì trong gần 21 năm, từ năm 1820 đến 1841.
Việc thông tin liên lạc thời Nguyễn cũng toàn dùng ngựa phi nước đại để cấp báo tin tức, do đó triều đình đã bắt đầu định phép nhà trạm chạy ngựa.
Bộ Binh bàn tâu rằng: “Nhà nước đặt ra nhà trạm để truyền đệ việc quan trọng, cho nên việc “đặt trạm truyền mệnh” từ xưa đã có. Triều đình ta đặt nhà trạm, theo việc hoãn cấp mà định lệ tối khẩn, thứ khẩn, thường hành, rõ ràng mà đủ rồi. Nay ngoài việc tối khẩn lại có việc ngựa chạy là muốn nhanh chóng hơn việc đệ trạm.
Nhưng ngựa trạm phi đệ tất phải có cờ hiệu tiêu biểu như trạm Kinh, khiến khi trên đường đến đâu trông thấy thì tiếp nhận ngay thì mới không chậm nhỡ việc. Nay xin từ Nam đến trạm Hòa Thuận, Bắc đến trạm Sơn Mai, cộng 73 trạm, mỗi trạm cấp cho 2 lá cờ đuôi nheo.
Lại Bắc Thành từ thành lỵ đến trạm Sơn Mai, Nam Định từ trấn lỵ đến trạm Ninh Đa, xin cấp ngựa cùng cờ đuôi nheo như lệ các trạm. (Cờ các trạm 1 mặt thêu chữ Bắc Thành, cờ đều thêu 4 chữ “mã thượng phi đệ”).
Từ nay ở Kinh có việc quan khẩn, ở ngoài có phi báo việc quân, báo tin thắng trận, hoặc bắt được tướng giặc yếu phạm, phải đệ bằng ngựa, thì ở trát viết rõ 4 chữ “Mã thượng phi đệ”. Các trạm một khi tiếp đến thì lập tức cắm cờ lên ngựa phi chạy, lần lượt đệ đi. Làm trái thì trị nặng”.
Lâu nay không ngồi yên ngựa, thịt đùi lại nở ra bây giờ cưỡi ngựa không nhanh nhẹn bằng lúc tuổi trẻ nữa. Cho nên mỗi tháng một lần cưỡi ngựa để cho khỏi lười biếng. Người quý ở siêng năng chịu khó, nếu cứ rỗi rãi yên vui thì gân sức yếu đi, khi gặp việc còn làm gì được”.