Chủ đề nóng
Đây là con vật "sống chậm" trong rừng ở Trà Vinh, dân chả phải cho ăn, thấy lơn lớn bắt bán 100.000 đồng/kg
- Con đặc sản to dài nằm dày đặc dưới hồ xi măng, trai xóm ở Cà Mau nuôi thành công, bán 900.000 đồng/kg
- Tết đến nơi mà gà thả vườn rớt giá mạnh, nông dân nuôi gà Hà Tĩnh xoay kiểu gì đây?
- Loại quả ngon quen lắm, dân Sóc Trăng lấy 2 cái thớt ép mỏng dính, đem phơi để cả năm trời chưa hỏng
- Một cách bắt cá kiểu làm xiếc trên mặt biển ở Trà Vinh đang ngày càng ít người làm, đó là nghề gì?
- Bảo vật quốc gia mới nhất của Trà Vinh vừa được công nhận là hiện vật cổ bằng vàng thời kỳ văn hóa Óc Eo
- Con vật nhiều chân ở Trà Vinh xưa rẻ tiền, năm nào cũng "trẩy hội" giờ thành đặc sản lừng danh, đó là con gì?
- Chuyện lạ Trà Vinh: Hàng nghìn con chim trú ngụ trong ngôi chùa cổ 300 năm
- Đuông đất là con gì mà ở Trà Vinh dân cuốc nhặt lên chế thành món đặc sản nhà giàu cũng muốn ăn?
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường...
Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.
Theo số liệu từ Văn phòng UBND xã Đông Hải, toàn xã có hơn 1.500ha nuôi thủy sản kết hợp với rừng; tập trung ở các ấp Hồ Thùng, Phước Thiện, Động Cao… hiệu quả kinh tế mang lại gấp 3-4 lần so với giá trị đầu tư ban đầu.
Đặc biệt, tỷ lệ rủi ro trong nuôi thủy sản kết hợp rừng chiếm dưới 10%.
Nông dân Nguyễn Hoàng Nam, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cho biết: gia đình được Nhà nước giao khoán bảo vệ hơn 04ha rừng đước, hiện nay rừng đã ngoài 25 năm tuổi.
Hàng năm, nguồn thu nhập từ khai thác, nuôi thủy sản kết hợp với thu hoạch tỉa thưa rừng… khoảng 100 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Hoàng Nam (bên trái) trao đổi với cán bộ Hội Nông dân về hiệu quả mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Năm 2020, nông dân Nguyễn Hoàng Nam bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng và thành lập tổ hợp tác nuôi ốc len, có 4 thành viên/5,5ha.
Với ốc len giống khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg (1.500 con/kg), sau thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng, sẽ cho 5kg ốc len thương phẩm, với giá bán 100.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Nam, mô hình rừng - thủy sản giúp nông dân ổn định và phát triển kinh tế bền vững trước BĐKH.
Nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn, chỉ đầu tư lưới bao che chắn không cho ốc bò ra ngoài và giúp người nuôi dễ quản lý.
Sau 8 tháng nuôi là ốc cho thu hoạch theo hình thức bắt tỉa dần, với sản lượng ốc len thương phẩm đạt khoảng 1 tấn ốc/ha rừng.
Bên cạnh nguồn thu từ ốc len (khoảng 100 triệu đồng/năm), gia đình còn khai thác thủy sản tự nhiên dưới tán rừng như ba khía, cua biển… khoảng 15 triệu đồng/năm.
Nông dân Phạm Văn Giang, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cho biết: trong nuôi tôm thả lang (còn gọi nuôi quảng canh), gia đình có diện tích nuôi thủy sản khoảng 3ha; trong đó có khoảng 1ha là diện tích rừng.
Với mô hình nuôi thả lang, mỗi năm gia đình đầu tư khoảng 10 triệu đồng để mua 50.000 con tôm giống và 20.000 con cua giống; bình quân mỗi năm thu về khoảng 30 - 40 triệu đồng.
Bên cạnh khai thác và kết hợp nuôi thủy sản theo mô hình rừng - tôm đã giúp cho hàng trăm nông dân ở các ấp Hồ Thùng, Phước Thiện, Động Cao, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) ổn định cuộc sống, hạn chế được các tác động rủi ro do BĐKH mang lại trong nghề nuôi thủy sản.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng thuộc tỉnh nào trong lịch sử, tỉnh nào từng là một đặc khu?
Trong lịch sử, hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng có lúc sáp nhập là một phần của tỉnh Gia Định rộng lớn; một phần của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một đặc khu.