Sóng thần cao 60m có thể tấn công Úc bất cứ lúc nào (Ảnh minh họa)
Các thành phố ven biển của Úc gần đây đã “may mắn” vì không bị sóng thần tấn công, các chuyên gia nói.
Trong quá khứ, sóng thần từng cao đến mức bao trùm cả các vách đá 60 mét và đưa nước biển vào sâu trong đất liền tới 50km.
Dale Dominey-Howes, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu sóng thần Úc tại Đại học New South Wales, cho biết sóng thần là mối đe dọa thực sự với các thành phố Úc.
"Nếu sóng thần xảy ra vào một buổi chiều thứ bảy mùa hè mà không có cảnh báo, tác động sẽ rất kinh hoàng", ông nói với Australian Geographic. “Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi thứ gì đó gây thiệt hại”.
Một sự kiện thảm khốc kiểu này có thể không được phát hiện cho đến phút cuối cùng.
Sóng thần thường xảy ra sau động đất và lở đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được kích hoạt do thiên thạch rơi – điều rất khó phát hiện trước.
Thành phố Sydney của Úc
Chuyên gia sóng thần, tiến sĩ Ted Bryant, tin rằng các hệ thống phát hiện sóng thần khó có thể phát hiện sao chổi hay sao băng rơi xuống, điều có thể gây ra sóng khổng lồ.
Tiến sĩ Bryant đã tìm thấy bằng chứng cho thấy sóng thần khổng lồ từng tàn phá bờ biển phía đông của Úc trong suốt lịch sử.
Ông tin rằng một cơn sóng thần đã ập vào vùng đồng bằng sông Shoalhaven từ 4.000 đến 5.000 năm trước, khiến nước biển lan sâu vào trong đất liền 10km.
Bằng chứng cho thấy sóng thần cũng tràn vào cả dãy núi Blue, nằm sâu trong đất liền 50km.
Một trận sóng thần khác xảy ra năm 1491 cao 60 mét nhưng không đi sâu vào đất liền, tiến sĩ Bryant nói.
Bờ biển Úc được giám sát 24 giờ mỗi ngày để truy tìm dấu hiệu sóng thần. Theo ghi nhận, sóng thần chỉ được ghi nhận hai năm một lần ở Úc.
Mặc dù hiếm, sóng thần vẫn là mối đe dọa với người bơi lội vì chúng có thể rây ra sóng bất thường, thủy triều và dòng chảy nguy hiểm.
Khảo sát sơ bộ của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho thấy sóng thần ập vào đảo Sulawesi cao...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.