Trung tuần tháng 10, với việc tổ chức lễ động thổ dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ tại huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) với tổng vốn đầu tư 2.544 tỷ đồng, Tập đoàn TH đã tiếp tục khẳng định sự kiên tâm của mình trong danh sách những doanh nghiệp tiên phong chọn đầu tư vào những vùng đất còn nhiều khó khăn.

TH- Doanh nghiệp tiên phong khai mở những vùng đất KHÓ - Ảnh 1.

Còn nhớ, khi Tập đoàn TH quyết định đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao ở Nghệ An, đã có nhiều ý kiến nghi ngại vùngđất này không phù hợp để chăn nuôi bò sữa. Vậy nhưng, sau 10 năm thực hiện dự án, huyện Nghĩa Đàn đã thực sự trở mình, "thay da đổi thịt", trù phú xứng danh một "thủ phủ bò sữa".


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức đất vàng - Ảnh 2.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) nhin từ trên cao.


Cụm trang trại của TH true MILK khởi dựng từ năm 2009, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, có quỹ đất tự chủ nguồn nguyên liệu với tổng diện tích quy hoạch là 37.000 ha (đang sử dụng 8.100 ha). Với quy mô đàn hơn 45.000 con,cụm trang trại tại Nghệ An của TH đã được xác nhận kỷ lục là "Cụm trang trại bò sữa chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu Á" vào năm 2015.  

Sau thành công của mô hình ở Nghệ An, Tập đoàn TH tiếp tục chinh phục những vùng đất mới, những nơi tưởng như không có nhiều điều kiện lý tưởng cho nghề chăn nuôi bò sữa, điển hình như Phú Yên.

Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Phú Yên của Tập đoàn TH có vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1.151 tỷ đồng, dự kiến chăn nuôi 5.000 bò sữa. Diện tích gần 75 ha của dự án dành cho xây dựng trang trại và các công trình quan trọng như trung tâm vắt sữa, nhà máy chế biến thức ăn, khu xử lý nước sạch và nước thải, khu gom, xử lý chất thải, bệnh viện bò sữa…   Tập đoàn đã TH tiếp tục mở rộng độ phủ sóng bằng những dự án ở Thanh Hóa, An Giang, Hà Giang và mới đây nhất là Quảng Ninh, Kon Tum, Cao Bằng, thậm chí còn vươn tới nước Nga xa xôi.


img
img
img

Từ trang trại TH ở Nghệ An đến đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tại Nga và gần đây TH khởi công dự án tại Kon Tum.


Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình (Thanh Hóa) là bước tiếp theo của lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH trải dài theo đất nước, để tới năm 2025, tổng đàn bò tại các trang trại tập trung của tập đoàn TH ở Việt Nam sẽ đạt 200.000 con.

TH- Doanh nghiệp tiên phong khai mở những vùng đất KHÓ - Ảnh 4.

Trong khi đó, việc đầu tư nhà máy chế biến sữa và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Hà Giang và Cao Bằng của Tập đoàn TH nhằm hướng đến thị trường Trung Quốc rộng lớn và giàu tiềm năng sau khi Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu chính ngạch sữa tươi Việt Nam cho những doanh nghiệp, sản phẩm đạt chuẩn rất khắt khe từ đầu năm 2020.

Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao TH tại Hà Giang có tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, quy mô trạng trại tập trung hơn 10.000 con, triển khai trên địa bàn xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên. Ngoài 663ha vùng lõi, TH còn liên kết với vùng nguyên liệu 2.000ha của người dân địa phương, tạo việc làm cho 500 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp.

Nguồn sữa nguyên liệu sẽ chuyển trực tiếp đến nhà máy chế biến công suất 150 tấn mỗi ngày trên địa bàn.

Bà Thái Hương - Nhà sáng lập - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH định hướng sản xuất sữa tươi sạch phục vụ thị trường trong nước. Sau đó, sản phẩm sẽ hướng đến xuất khẩu, tầm ngắm là thị trường Trung Quốc hơn một tỷ dân. Hiện, doanh nghiệp đã mở chi nhánh tại Quảng Châu và đưa sản phẩm vào một số siêu thị trong khu vực.

"Chúng tôi đã thông thương được sản phẩm sữa tươi TH true MILK sang Trung Quốc. Họ đặt hàng mỗi tháng 50-60 container các sản phẩm về sữa, nhưng chúng tôi không cung cấp đủ", bà Hương cho biết tại lễ khởi công dự án cách đây 2 năm. Ngày 18/9/2020, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Kon Tum tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức đất vàng - Ảnh 7.

Những cô bò đầu tiên của trang trại TH tại Phú Yên.


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức "mỏ vàng" - Ảnh 6.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.544 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 441 ha với quy mô đàn bò nuôi tập trung 10.000 con, đàn bò nuôi liên kết với nông dân dự kiến 20.000 con thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao; xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 150 tấn/ngày. Đây sẽ là trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch có quy mô lớn số 1 của vùng Tây Nguyên. 

Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại tỉnh Cao Bằng nằm trên địa bàn xã Lũng Tén, xã Đại Sơn và Lũng Mười, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, sử dụng 66,7 ha đất. Trong đó, khu trang trại chăn nuôi bò sữa rộng 63,7 ha; khu nhà máy chế biến sữa 3 ha. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong bốn năm sau ngày khởi công.

Khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ tạo nguồn thu khoảng 200 tỷ đồng/năm cho ngân sách địa phương; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 500 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp thông qua liên kết trồng-thu mua cây nguyên liệu thức ăn cho bò sữa.


TH- Doanh nghiệp tiên phong khai mở những vùng đất KHÓ - Ảnh 7.

Điều gì đã giúp Tập đoàn TH hóa giải được những thách thức vềđiều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp, để con bò sữa ôn đới vẫn sinh trưởng, phát triển tốt và khỏe mạnh ở những nơi chỉ có gió và nắng khắc nghiệt như Phú Yên, Nghệ An hay Thanh Hóa?

Bà Thái Hương, Nhà sáng lập - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH khẳng định trong Lễ Động thổ Dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến Sữa ở Cao Bằng, chiếc "chìa khóa vàng" công nghệ cao tiếp tục được Tập đoàn TH sử dụng.Đó làquy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại công nghệ đầu cuối hiện đại, trong đó là hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến nhất thế giới Afimilk (Israel); Quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; Quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan… theo bà Thái Hương, mô hình này đã được tập đoàn TH triển khai thành công ở Nghĩa Đàn (Nghệ An). Đến nay, sản phẩm sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK đã chiếm hơn 40% thị phần trong phân khúc sữa tươi tại thị trường Việt Nam.


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức "mỏ vàng" - Ảnh 8.

Trang trại của TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) giờ hiện đại, đẹp như một góc nông thôn châu Âu.

Áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 nhưng các Dự án của TH vẫn liên kết chặt chẽ với nông dân, tạo việc làm -đảm bảo an sinh xã hội ở vùng biên giới khi thực hiện liên kết với người dân trồng ngô, cỏ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bò sữa.

Với vai trò hạt nhân, TH sẽ cung cấp cho bà con giống và hướng dẫn kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa (ngô, cỏ…) đạt năng suất, chất lượng tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hàm lượng dinh dưỡng phối chế khẩu phần cho đàn bò.

Hành trình 10 năm lớn mạnh và phát triển của Tập đoàn TH giống như một câu chuyện thần kỳ của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam, mà ở đó, khoa học công nghệ giống như "đôi đũa thần" làm thay đổi cả những vùng đất khó khăn, khắc nghiệt nhất.


img
img
img

Công nghệ đã biến Nghĩa Đàn thành một trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: I.T


Giờ đây, ở nơi vốn chỉ có gió Lào rát bỏng, những cánh đồng hoa hướng dương, cao lương, cỏ Mỹ bạt ngàn với cánh tay tưới dài 450m, rồi những "siêu xe" trong làng máy nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới như máy cày, máy cắt cỏ, ép cỏ "hầm hố" đã biến vùng đất nắng nóng phía Tây Nghệ An trở thành một nơi thơ mộng, đẹp như tranh vẽ.

Tại trang trại bò sữa ở Phú Yên, Tập đoàn TH ứng dụng công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới từ Israel cho phép theo dõi sức khỏe đàn theo thời gian thực, phát hiện động dục và quản lý sinh sản thông qua việc giám sát hành vi nhai lại, nhiệt độ, sự vận động của đàn và phân tích dữ liệu lớn kết hợp với trí tuệ nhân tạo.

Trang trại Phú Yên sẽ sở hữu một trung tâm vắt sữa kiểu dàn xoay từ New Zealand với những công nghện tiên tiến nhất, đảm bảo năng suất cao, tiết kiệm nhân công và tạo sự thoải mái tối đa cho bò, đồng thời cho phép theo dõi sản lượng và chất lượng từng cá thể, phân tích thành phần sữa trực tiếp, phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, bệnh viêm vú và tự động phân đàn thành các nhóm riêng rẽ để thuận tiện cho việc chăm sóc theo dõi riêng.

Đàn bò sữa TH tại trang trại Phú Yên sẽ có khẩu phần ăn được sản xuất từ Trung tâm thức ăn tự động hoàn toàn từ khâu định lượng phối trộn, nạp nguyên liệu tới trộn đảo và rải thức ăn cho đàn. Trung tâm có khả năng quản lý đồng thời trên 100 thành phần nguyên liệu khẩu phẩn riêng lẻ, không giới hạn số lượng công thức khẩu phần, đảm bảo khẩu phần thức ăn được phối trộn cực kỳ chính xác.


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức đất vàng - Ảnh 15.

Tập đoàn TH nhập khẩu đàn bò cao sản, được chọn lọc cẩn thận.


Tương tự, dự án tại Thanh Hóa áp dụng quy trình chăn nuôi, quản lý, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò; công nghệ chế biến sữa công nghệ hiện đại.

TH mạnh dạn đầu tư công nghệ cao trong chọn lọc giống bò sữa để xây dựng đàn bò sữa HF năng suất cao tầm cỡ quốc tế, thích nghi với điều kiện khí hậu của nước ta, làm tiền đề để sản xuất ra nguồn sữa tươi sạch, tiêu chuẩn quốc tế. 

Đàn bò cao sản nhập từ Mỹ được chọn lọc rất cẩn thận từ lý lịch, phả hệ, tiềm năng di truyền đến ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa (sữa trung bình khoảng 12.000 lít/con/chu kỳ 305 ngày) và khả năng chống đỡ bệnh tật ở vùng nhiệt đới.

Hệ thống vắt sữa hiện đại nhất được áp dụng, trong đó bò được tắm mát, nghe nhạc trước khi vắt sữa hoàn toàn tự động bằng bốn núm vú chân không nhằm bảo đảm những dòng sữa tiêu chuẩn quốc tế luôn giữ được tươi, sạch, thơm ngon, tinh khiết, hàm lượng chất dinh dưỡng nguyên vẹn. 

Sữa tươi thu hoạch từ bò sữa TH được đưa thẳng vào đường ống lạnh dẫn tới xe bồn lạnh và di chuyển về nhà máy, đổ vào đường ống để chế biến; không một giây nào dòng sữa tươi sạch TH tiếp xúc với không khí bên ngoài, đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên.

Bất cứ đâu TH đặt chân đến, chiếc "chìa khóa vàng" mang tên Công nghệ cao sẽ được sử dụng, hài hòa và bền vững, để không chỉ "biến đất thành vàng", mà quan trọng hơn, là giúp nâng cao đời sống, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho người dân, đặc biệt là người nông dân.


TH- Doanh nghiệp tiên phong khai mở những vùng đất KHÓ - Ảnh 11.

Không chỉ đầu tư trong lĩnh vực chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa, Tập đoàn TH cũng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác bằng các chuỗi dự án xanh.

Ngày 20/9/2020 vừa qua, sau gần 2 năm xây dựng, Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ vừa được khánh thành và đi vào hoạt động tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Đây là một phần trong chuỗi dự án xanh mà Tập đoàn TH thực hiện tại vùng Tây Bắc.


img
img

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự lễ khai trương nhà máy chế biến trái cây của TH tại Sơn La, đây là nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sử dụng công nghệ trích ly hoàn toàn tự động và công nghệ chế biến áp suất cao HPP.


Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La đánh giá cao chuỗi dự án xanh của Tập đoàn TH, gồm Dự án Phát triển rau củ quả và dược liệu Sơn La, cùng nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Sơn La vừa hoàn thành và đi vào hoạt động.

TH- Doanh nghiệp tiên phong khai mở những vùng đất KHÓ - Ảnh 13.

Bởi chưa bao giờ tỉnh có một chuỗi khép kín, gồm trồng trọt các loài cây ăn quả có giá trị kinh tế, người tiêu dùng ưa chuộng và có nhà máy chế biến bao tiêu ngay sản phẩm, tránh tình trạng "được mùa mất giá", phải giải cứu nông sản như đã từng diễn ra.

Là một vùng trồng cây ăn quả mới nổi lên gần đây, nhưng Sơn La đã có đến 16 loại sản phẩm xuất khẩu đi 15 quốc gia trên thế giới., Sản phẩm nông sản Sơn La như xoài, nhãn, chanh dây… đã có mặt ở các hệ thống siêu thị uy tín. Nhưng đểmở rộng thêm sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng thì như thế vẫn là chưa đủ.

Năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã trao quyết định chủ trương và cam kết đầu tư cho 47 dự án, trong số này có 2 dự án kể trên, đều do Tập đoàn TH thực hiện.

Ngay sau khi nhận quyết định, Tập đoàn TH đã triển khai xây dựng nhà máy tại huyện Vân Hồ, một vùng đất còn hoang sơ nhưng khí hậu rất tốt, gần kề ngay vùng nguyên liệu do bà con người Mông, Kinh và các dân tộc anh em ở Vân Hồ trồng. Với sự định hướng của TH, bà con đã nghiêm ngặt tuân thủ quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn sạch; sản phẩm sẽ được nhà máy bao tiêu thu mua, dùng để sản xuất ra các loại thức uống trái cây hoặc nước trái cây cô đặc bổ dưỡng, hoàn toàn từ thiên nhiên, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Khi doanh nghiệp khai mở đất khó, đánh thức đất vàng - Ảnh 20.

Dự án nhà máy chế biến trái cây được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế tỉnh Sơn La phát triển.


Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) chia sẻ về quyết tâm đồng hành cùng người nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao: "Với tấm lòng của mình, chúng tôi luôn muốn hướng đến việc làm thế nào để đưa bà con nông dân gần xa và các tỉnh nghèo khó phát triển, xóa đói giảm nghèo. Và xóa đói giảm nghèo bền vững nhất là đưa họ vào một phương thức canh tác sản xuất… Chúng tôi gọi đó là hợp tác xã kiểu mới. Hợp tác xã kiểu mới giúp doanh nghiệp kết nối với nông dân. Doanh nghiệp sẽ phụ trách thị trường, sẽ ứng dụng khoa học kỹ thuật để hướng dẫn cho bà con. Cuối cùng, với tài sản là đồng ruộng, bà con sẽ đi cùng TH, trở thành một mắt xích của TH".

Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 1.200 tỷ đồng, công suất chế biến 300 tấn rau quả/ngày. Không dừng lại ở đó, Tập đoàn TH cũng đã có kế hoạch nâng mức đầu tư giai đoạn 2 lên, tổng dự án là 3.500 tỷ đồng, cho thấy tập đoàn rất tin tưởng khả năng điều phối, xây dựng vùng nguyên liệu ở Sơn La.

Cũng trên địa bàn huyện Vân Hồ, tập đoàn TH đang tiếp tục triển khai Dự án Phát triển rau, củ, quả và dược liệu Sơn La. Dự án có quy mô đầu tư 1.100 tỷ đồng, tạo nguồn nguyên liệu trên diện tích đất hơn 1.000ha.

Còn tại Hà Giang, Tập đoàn TH sẽ triển khai dự án trồng và chế biến dược liệu công nghệ cao với tổng diện tích đất 5.536ha, vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng tại huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và Bắc Mê. Dự án sẽ hình thành các vùng trồng dược liệu tập trung và dưới tán rừng theo hướng nông - lâm kết hợp, góp phần bảo vệ rừng đặc dụng, tăng hệ số sử dụng đất. TH sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe mới từ thảo dược, hoặc kết hợp sữa tươi với thảo dược, ...

Vùng trồng chủ yếu tập trung vào các nhóm dược liệu chiết xuất làm đồ uống như la hán quả, cúc hoa vàng, mã đề, bụp giấm, nhân trần, đẳng sâm, chè dây, chè hoa vàng, cam thảo,...

Ngoài ra, Tập đoàn TH cũng đang có kế hoạch, dự kiến đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các khu đô thị sinh thái; trung tâm bảo tồn di tích kết hợp du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và làm kinh tế dưới tán rừng tại Hải Dương. Tổng diện tích đề xuất triển khai dự án khoảng 1.400 ha thuộc địa bàn xã Hoàng Hoa Thám, phường Hoàng Tiến (Chí Linh). Dự án nhằm phát huy, khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của TP Chí Linh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển du lịch trên nền tảng nông nghiệp và văn hóa, lịch sử, truyền thống; thu hút lượng lớn lao động, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương và vùng lân cận.

Khánh Nguyên

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem