Ngày 5.3 vừa qua, WeChat, chương trình tin nhắn lớn nhất Trung Quốc và thứ hai thế giới sau WhatsApp dã chính thức tung ra tính năng mua sắm trực tuyến mà theo nhiều chuyên gia dánh giá sẽ giúp WeChat loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác. Thị trường thương mại điện tử vẫn là “mỏ vàng” lớn nhất mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội dầu tư.
Wechat táo bạo…WeChat, vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ ba vào tháng 1 vừa qua, đã cán mốc 600 triệu tài khoản đăng ký và hơn 270 triệu người dùng hàng tháng từ lâu. Là dịch vụ tin nhắn lớn nhất Trung Quốc, nhưng WeChat vẫn phải đương đầu với nhiều đối thủ: trong nước là Weibo, và trên bình diện quốc tế là WhatsApp, Viber, hay Line.
Việc WeChat tung ra tính năng mua sắm trực tuyến trên nền ứng dụng tin nhắn được xem như bước đi độc đáo và táo bạo, trong tình cảnh tập doàn Alibaba đang cố siết chặt và hạn chế việc các nhà cung cấp của mình sử dụng WeChat thay vì Weibo (thuộc sở hữu của Alibaba).
SingPost dã tham gia thị trường này với dịch vụ POP – hệ thống hộp thư xuyên quốc gia dành cho người dùng ở Singapore có nhu cầu mua sắm toàn cầu. Ảnh: TLT
Người dùng WeChat có thể mua gần như tất cả mọi thứ, từ cà phê, bánh ngọt, cho đến quần
áo và đồ diện tử.
Người dùng WeChat chỉ phải đăng ký sử dụng dịch vụ ví điện tử trả trước của công ty mà không phải lo lắng dến tài khoản ngân hàng. Với việc hợp tác cùng Starbucks, Costa hay các tập doàn bán lẻ lớn khác, WeChat trở nên thật hấp dẫn với sự tiện dụng và dịch vụ đa dạng của mình. Nhắm dến những dối tượng chưa dược tiếp cận với các dịch vụ thanh toán là xu hướng “nóng” nhất hiện nay của thương mại diện tử.
“Miếng bánh” thị trường Việt NamTrong nội địa Singapore, thương mại điện tử cũng dược phát triển theo nhiều hình thức khác
nhau, qua đó thể hiện tiềm năng vươn ra tầm khu vực cùng quốc tế, với mục tiêu gần nhất là Việt Nam.
Tháng hai vừa qua, MatchMove, công ty hàng đầu thế giới về mạng xã hội và mô hình trò chơi hóa các ý tưởng tiếp thị (gamification) đã tung ra sản phẩm ví điện tử, liên kết với American Express tại Singapore.
Với tham vọng mở rộng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á trong năm 2014, MatchMove dang tiến rất gần đến thị trường Việt Nam. Dịch vụ ví diện tử của MatchMove có cơ chế đăng ký và sử dụng rất đơn giản: người dùng chỉ cần trên 18 tuổi, không cần có thẻ tín dụng và sử dụng ví điện tử như dịch vụ trả trước thay cho thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến. Hay công ty bưu chính quốc gia Singapore, SingPost, cũng dang có kế hoạch mở rộng dịch vụ POP sang Việt Nam trong tương lai gần.
SingPost dã tham gia thị trường này với dịch vụ POP – hệ thống hộp thư xuyên quốc gia dành cho người dùng ở Singapore có nhu cầu mua sắm toàn cầu. SingPost sẽ cung cấp địa chỉ tại nước sở tại để người sản xuất chuyển hàng dến, sau dó công ty sẽ chuyển về Singapore cho người dùng với chi phí nhỏ nhất có thể. Người dùng sẽ nhận được tin nhắn bao gồm mật mã hay mã QR dùng để nhận các món hàng đã mua trên mạng tại các diểm tập kết.
Ở Việt Nam cũng có những dịch vụ tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn, như công ty cổ phần M_Service với dịch vụ ví điện tử thông qua diện thoại di dộng MoMo: người dùng, là các đối tượng có thu nhập thấp, chưa sử dụng các dịch vụ ngân hàng, có thể thông qua mạng lưới đại lý của công ty nạp/chuyển tiền mặt cho người thân ở quê, hay thiết lập tài khoản tiết kiệm.
Với Hotdeal.vn, NhómMua, Lazada hay Zalora, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có vẻ như rất nhộn nhịp. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng quen với dịch vụ thanh toán quốc tế, những mô hình nói trên sẽ vấp phải sự canh tranh khốc liệt.
Muốn khai thác thị trường thương mại trực tuyến ở Việt Nam, điều quan trọng nhất chính là phải dáp ứng các nhu cầu: đơn giản, nhanh, bảo mật, đa dụng, cùng giao diện người dùng bắt mắt.
Nguyễn Lê Phương (phái viên TGTT ở Singapore) (Nguyễn Lê Phương (phái viên TGTT ở Singapore))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.