Ukraine sẽ được cứu nhờ một hiệp ước ký từ năm 1994?

Tuấn Anh (Theo The Conversation) Chủ nhật, ngày 23/01/2022 08:47 AM (GMT+7)
Ukraine đã ký một cam kết vào năm 1994 để đảm bảo an ninh - nhưng liệu Mỹ và các đồng minh có thể ngăn chặn một kế hoạch tấn công Ukraine của Tổng thống Nga Putin như cáo buộc hay không?
Bình luận 0
Ukraine sẽ được cứu nhờ một hiệp ước ký từ năm 1994? - Ảnh 1.

Một binh sĩ Ukraine sử dụng kính tiềm vọng để xem vị trí của các lực lượng do Nga dẫn đầu vào ngày 12/12/ 2021, tại Zolote, Ukraine. Ảnh Getty

Việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 là sự thay đổi biên giới đầu tiên được quốc tế công nhận ở châu Âu thông qua lực lượng quân sự kể từ Thế chiến thứ hai.

Nga được cho là đã hậu thuẫn cho một cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của khoảng 14.000 người cho đến nay. Năm ngoái, Nga đã bắt đầu tập trung một lực lượng hơn 100.000 quân dọc theo biên giới phía đông và phía bắc của Ukraine và ở bán đảo Crimea, đồng thời thực hiện các hành động khiêu khích khác. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận xét về người đồng cấp Putin trong một bài phát biểu ngày 19/1 rằng: "Tôi đang nghĩ rằng ông ấy sẽ kiểm tra phương Tây, kiểm tra Mỹ và NATO, nhiều nhất có thể. Tôi nghĩ ông ấy làm thế".

Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập ra đời từ sự sụp đổ năm 1991 của Liên bang Xô viết. Nền độc lập của Kiev đi kèm với một di sản phức tạp trong Chiến tranh Lạnh đó là kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Ukraine là một trong ba quốc gia thuộc Liên Xô cũ không thuộc Nga, bao gồm Belarus và Kazakhstan, nổi lên sau sự sụp đổ của Liên Xô với vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.

Trong khi đó, Mỹ với vị thế của một siêu cường hạt nhân có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu cũng luôn làm mọi cách để giữ vững vị thế của mình, trong số đó là dùng sức mạnh ngoại giao quân sự để bảo vệ đồng mình. Hoạt động ngoại giao này thể hiện ở việc đảm bảo an ninh cho Ukraine được gắn trong cái được gọi là Bản ghi nhớ Budapest. Với việc Ukraine gia nhập trật tự quốc tế với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân hóa, Nga, Mỹ và Anh cam kết "tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine".

Bản ghi nhớ tái khẳng định nghĩa vụ của họ là "kiềm chế trước các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine." Các bên ký kết cũng tái khẳng định cam kết "tìm kiếm ngay lập tức" hành động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "cung cấp hỗ trợ cho Ukraine… nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một hành động xâm lược". Những đảm bảo này tuân thủ các nghĩa vụ có trong hiến chương của Liên Hợp Quốc và Đạo luật cuối cùng của Helsinki năm 1975.

Đến lượt mình, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân bên trong biên giới của mình và gửi cho Nga để tháo dỡ.

Trong bối cảnh Nga sáp nhập Crimea và mối đe dọa hiện tại của nước này đối với chủ quyền của Ukraine, thật công bằng khi đặt câu hỏi: Giờ đây, ý nghĩa của Bản ghi nhớ Budapest là gì?

Người Ukraine hối tiếc

Bản ghi nhớ, được ký năm 1994, không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, nó thể hiện và tái khẳng định những đảm bảo trang trọng vốn là dấu ấn của hệ thống quốc tế. Những điều này bao gồm tôn trọng chủ quyền quốc gia, sự bất khả xâm phạm của các biên giới quốc tế và không bị đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân của Ukraine cho thấy mong muốn được coi là một thành viên có vị thế tốt của cộng đồng quốc tế, chứ không phải là một bên ngoại lệ.

Quyết định không chỉ mang tính biểu tượng. Trong khi Ukraine không thừa hưởng năng lực hạt nhân hoàn toàn , Ukraine vẫn có khả năng công nghệ và công nghiệp cần thiết để thu hẹp khoảng cách với Nga.

Nhiều người ở Ukraine cảm thấy rằng quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 1994 của nước này là một sai lầm.

Sự ủng hộ phổ biến đối với việc tái vũ trang hạt nhân đã tăng lên mức cao lịch sử gần 50% sau cuộc sáp nhập Crimea vàoNga vào năm 2014. Kể từ đó, quan điểm đó đã được một số nhân vật công chúng Ukraine ủng hộ.

Không thay đổi biên giới bằng cách sử dụng vũ lực

Ukraine đã cáo buộc Nga đã vi phạm Bản ghi nhớ Budapest. Và phản ứng ban đầu đối với việc sáp nhập Crimea của các bên ký kết khác, Mỹ và Anh, là do dự và kiềm chế.

Mỹ đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 2,5 tỷ USD kể từ năm 2014 cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí phòng thủ sát thương. Hiện chính quyền Biden đang chờ Quốc hội thông qua sẽ làm tăng viện trợ quân sự. Chính quyền Biden cũng đã đe dọa trừng phạt kinh tế nghiêm trọng trong trường hợp Nga gây hấn, được hỗ trợ bởi những nỗ lực bền vững nhằm xây dựng sự ủng hộ giữa các đồng minh. Cách tiếp cận kiên quyết của Mỹ được cho là phù hợp với các đảm bảo an ninh của Bản ghi nhớ Budapest.

Liệu các hành động mạnh mẽ - chẳng hạn như lời hứa hỗ trợ quân sự cho Ukraine và đe dọa trừng phạt Nga, được Mỹ và các đồng minh hậu thuẫn bằng ngoại giao - có đủ sức răn đe Nga hay không là điều không chắc chắn và nhiều người cho rằng khó có thể xảy ra.

Quy mô và phạm vi xây dựng quân đội của Nga đang gây khó khăn rất lớn: Việc di chuyển 100.000 quân trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Nga là một hoạt động tốn kém. Điện Kremlin không có khả năng rút lại loại lực lượng đó mà không có bất kỳ chiến thắng ngoại giao hoặc quân sự nào, chẳng hạn như chám dứt vĩnh viễn ước mơ gia nhập NATO của Ukraine.

Răn đe mạnh mẽ, ngoại giao và đoàn kết quốc tế có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Nga. Mỹ cũng đang tích cực làm việc với Ukraine, một yếu tố cần thiết cho một chiến lược ngoại giao và răn đe thành công.

Tuy nhiên, cuối cùng thì Nga phải đưa ra quyết định giảm leo thang. Tình huống căng thẳng hiện tại ơhuj thuộc nhiều vào hành động của Moscow.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem