Vì sao Ukraine không sợ đòn thuế quan của Tổng thống Trump?
Thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt không phải là thảm họa đối với Ukraine, một đại biểu quốc hội Ukraine tuyên bố.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trạm Không gian Vũ trụ Quốc tế (ISS) được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) khởi xướng đã đi vào hoạt động được 15 năm, là nơi đã đón tiếp rất nhiều phi hành gia từ nhiều cường quốc vũ trụ trên thế giới, tuy nhiên có một điều kỳ lạ là chưa có bất cứ một phi hành gia Trung Quốc nào được phép đặt chân lên trạm vũ trụ này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNN, ông Nie Haisheng, chỉ huy tàu vũ trụ Thần Châu 10 của Trung Quốc bày tỏ: “Là một phi hành gia, tôi rất muốn được bay cùng các nhà du hành của các nước khác. Tôi cũng rất mong chờ được vào trong trạm ISS”.
Mặc dù các phi hành gia Trung Quốc có mơ ước cháy bỏng như vậy, nhưng điều đó rất khó trở thành hiện thực bởi một quy định ngặt nghèo của các nghị sĩ Mỹ. Năm 2011, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật cấm NASA có bất cứ sự hợp tác nào với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian vũ trụ.
Lệnh cấm này được ban hành khi các nghị sĩ Mỹ lo ngại rằng nếu NASA hợp tác với Trung Quốc, các bí mật công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ rất có thể sẽ bị đánh cắp và làm nhái, gây tổn hại đến an ninh quốc gia.
Chính đạo luật này đã “cấm cửa” các phi hành gia Trung Quốc không được “bén mảng” tới trạm ISS, và các nhà phân tích tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ không sớm thay đổi đạo luật trên.
Nhà phân tích vũ trụ Miles O’Brien cho biết: “Cứ mỗi lần vấn đề này được đề cập ở bất cứ nơi nào gần Quốc hội, nó sẽ bị dập tắt ngay lập tức. Các nghị sĩ Mỹ vẫn có hoài nghi rất lớn về Trung Quốc. Trung Quốc vẫn bị coi là một đối thủ luôn tìm cách đánh cắp các bí mật sở hữu trí tuệ của Mỹ”.
Trung Quốc đã nhiều lần nỗ lực nhưng bất thành trong việc vận động Quốc hội Mỹ bãi bỏ đạo luật trên, cả bằng các biện pháp chính trị lẫn những lời kêu gọi “thống thiết” của các phi hành gia Trung Quốc.
Ông Nie Haisheng từng đưa ra một lời kêu gọi tha thiết gửi tới nước Mỹ: “Không gian vũ trụ là một vấn đề gia đình, nhiều quốc gia đang phát triển các chương trình vũ trụ và Trung Quốc, với tư cách là một nước lớn, cũng cần phải có những đóng góp của riêng mình cho lĩnh vực này”.
Mặc dù bị cấm hợp tác với NASA, song cho đến nay Trung Quốc cũng đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Năm 2003, Trung Quốc đưa người đầu tiên vào vũ trụ, và hoàn tất chuyến đi bộ đầu tiên ngoài vũ trụ vào năm 2008.
Năm 2013, ông Nie và phi hành đoàn của mình đã kết nối với trạm thí nghiệm Thiên Cung 1, một phiên bản nhỏ hơn của trạm ISS. Năm ngoái, một tàu vũ trụ không người lái của nước này đã bay quanh quỹ đạo Mặt trong trong 8 ngày để chụp ảnh Trái đất và bề mặt Mặt trăng.
Vào năm 2023, lực lượng đặc nhiệm của cơ quan an ninh Ukraine SBU đã tấn công Bộ Tổng Tham mưu Ukraine nhằm bắt giữ Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine khi đó, Valeri Zaluzhny.
Thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt không phải là thảm họa đối với Ukraine, một đại biểu quốc hội Ukraine tuyên bố.
Nga và Ukraine cần phải đạt được thỏa thuận vì "không bên nào có thể đạt được mọi thứ mình muốn" - đặc phái viên Mỹ Keith Kellogg nói.