Vui Trung thu, khám phá cách làm đồ chơi truyền thống

Hoàng Thắng Thứ bảy, ngày 23/09/2017 17:31 PM (GMT+7)
Được tự tay làm đèn ông sao, nặn tò he, hàng trăm bạn trẻ và các em thiếu nhi đã có cơ hội được tìm hiểu về Tết Trung thu xưa qua lời kể của các nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống.
Bình luận 0

img

Mâm cỗ trông trăng đã trở thành một nét đẹp văn hóa ngày Tết Trung thu. Mâm cỗ Trung thu với nhiều con vật ngộ nghĩnh, xinh xắn, những chiếc đèn ông sao màu sắc rực rỡ cùng những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thơm phức khiến ngày Trung thu trở nên đầm ấm và ý nghĩa hơn.

Mỗi dịp Tết Trung thu, cùng chiếc bánh dẻo, bánh nướng, mâm ngũ quả…, những món đồ chơi truyền thống chính là một phần không thể thiếu, tạo nên nét đẹp của đêm hội trăng rằm.

Hình ảnh những em nhỏ với ánh mắt trong veo, tay cầm đèn ông sao, miệng ngân nga bài hát “Rước đèn ông sao” là kỷ niệm đẹp trong tiềm thức của mỗi người. Mỗi món đồ chơi truyền thống tuy nhỏ bé, đơn giản nhưng lại chứa đựng những giá trị sâu xa.

Song trải qua thời gian, cùng sự phát triển của kinh tế-xã hội, thị trường đồ chơi Trung thu đã thay đổi nhiều. Đồ chơi ngoại nhập lên ngôi, trong khi đồ chơi truyền thống từng một thời gắn bó với tuổi thơ của các thế hệ 6x, 7x, 8x lại dần trở nên xa lạ với thế hệ trẻ.

Với mong muốn giữ gìn nét đẹp của Tết Trung thu xưa, ngày 23.9, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức chương trình tổng duyệt với chủ đề “Trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu”.

Hàng trăm bạn trẻ và các em thiếu nhi đã có cơ hội được tìm hiểu về Tết Trung thu xưa qua lời kể của các nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống. Đặc biệt, các bạn trẻ và các em thiếu nhi còn được trải nghiệm thực tế các công đoạn làm ra một món đồ chơi dân gian truyền thống như đèn ông sao, tiến sỹ giấy, mặt nạ giấy bồi...

Ngoài ra, các em nhỏ còn có khoảng thời gian thú vị khi tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo…

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Dân Việt ghi lại trong ngày hôm nay (23.9):

img

Mâm cỗ Trung thu truyền thống thường bao gồm các loại hoa quả được tỉa thành hình con vật xinh xắn và ngộ nghĩnh như chú chó bưởi, chú cá bằng quả thanh long, con nhím bằng quả lê và nho, chú công bằng quả bí ngòi, đàn ếch xanh từ trái su su.

img

Tàu thủy sắt tây từng là niềm mơ ước của không ít trẻ em vào mỗi dịp Trung thu. Chỉ cần đốt nóng nồi hơi bên trong tàu, nhiệt truyền vào ống dẫn nước khiến nước nóng lên sẽ tạo ra lực đẩy tàu di chuyển. Việc trang trí những chiếc tàu tuy không nặng nhọc, nhưng công việc này đòi hỏi tính cần cù, chịu khó bởi phải ngồi hàng tiếng đồng hồ mới trang trí xong một chiếc.

img

Ánh mắt chăm chú của một cậu bé đang dõi theo từng chuyển động của chiếc tàu thủy trên mặt nước.

img

Những chiếc lá dừa nước qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và bạn trẻ dần được gấp thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh.

img

Sự thích thú của hai vị khách nước ngoài sau khi hoàn thành sản phẩm.

img

Cha dạy con gái cách nặn tò he.

img

Cùng ngắm nhìn thành quả sau vài giờ làm việc.

img

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn một em nhỏ hoàn thiện chiếc đèn kéo quân.

img

Cùng nhau làm đèn con thỏ.

img

Hoàn thiện những chi tiết cuối cùng.

img

Tự mình trang trí mặt nạ giấy bồi.

img

Để hoàn thành một chiếc đèn cù cần khá nhiều công đoạn. Đây là một trong những công đoạn cuối cùng: tra then ngang, buộc lõi dây thép và cắm vào đai đèn một bánh xe gỗ để đèn có thể chuyển động khi đưa qua đưa lại.

img

Trò chơi kéo co luôn thu hút rất đông trẻ em tham gia.

img

Để chơi được trò đi goòng, các em nhỏ phải thật khéo léo giữ thăng bằng thì goòng mới chạy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem