Ấn Độ chuẩn bị nghênh chiến TQ trên bầu trời biên giới ra sao?

Đăng Nguyễn - NDTV Thứ tư, ngày 09/08/2017 15:55 PM (GMT+7)
Lực lượng không quân Ấn Độ ở khu vực Tây Tạng vượt trội hơn hẳn Trung Quốc, xét trên các yếu tố địa hình, vũ khí và năng lực chiến đấu, cựu sỹ quan không Ấn Độ nhận định.
Bình luận 0

img

Chiến đấu cơ Ấn Độ phóng thử tên lửa hành trình BrahMos.

Theo NDTV (Ấn Độ), không quân Ấn Độ (IAF) luôn sẵn sàng tham chiến với lực lượng không quân Trung Quốc trên bầu trời biên giới một khi chiến tranh nổ ra.

Quan điểm này một lần nữa được một cựu sỹ quan không quân Ấn Độ khẳng định thông qua tài liệu do tạp chí hàng không Vayu Aerospace xuất bản.

Tài liệu là tư liệu đánh giá cán cân sức mạnh không quân Trung-Ấn đầu tiên kể từ khi căng thẳng trên cao nguyên Doklam nổ ra từ giữa tháng 6.

Theo cựu sỹ quan Sameer Joshi, IAF đang chiếm ưu thế lớn trước lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF) ở Tây Tạng và phía nam Tân Cương, có thể vô hiệu hóa số lượng đông đảo máy bay Trung Quốc trong nhiều năm tới nhờ vào yếu tố địa hình, công nghệ và năng lực chiến đấu.

Xét về yếu tố địa hình, căn cứ không quân Trung Quốc “đều nằm ở khu vực có khi hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất hoạt động của máy bay. Ông Joshi nói tầm chiến đấu và khả năng mang vũ khí của máy bay Trung Quốc giảm tới 50%.

img

Các tên lửa BrahMos gắn trên Su-30MKI là thứ vũ khí mạnh mẽ răn đe Trung Quốc.

“Nói cách khác, địa hình núi cao ở Tây Tạng ngăn các chiến đấu cơ Trung Quốc như Su-27, J-11 và J-10 có thể cất cánh với đầy đủ đạn dược, nhiên liệu”, ông Joshi viết. Các máy bay này buộc phải đụng độ với không quân Ấn Độ trong tình thế bất lợi hơn nhiều.

Ấn Độ đã lường trước yếu tố này nên xây dựng các căn cứ ở nơi có độ cao thấp, như Tezpur, Kalaikunda, Chabua và Hasimara. Trong tình huống giao chiến, máy bay Trung Quốc cũng khó có thể truy đuổi được chiến đấu cơ Ấn Độ rút về nạp nhiên liệu.

Ngoài ra, không quân Ấn Độ là lực lượng dày dạn kinh nghiệm, “chuyên tập trung cho các nhiệm vụ không chiến, đi kèm với đó là các cuộc tập trận đa quốc gia diễn ra thường niên, đảm bảo năng lực chiến đấu hiệu quả trước kẻ thù”.

Cựu sỹ quan Joshi nói phi công Ấn Độ đã thuần thục trong môi trường tác chiến vùng núi, nơi các chiến đấu cơ dù “bay ngay cạnh nhau nhưng cũng không nhìn được thấy nhau”. Trong tình huống như vậy, các phi công Ấn Độ có thể dễ dàng ẩn nấp, xác định địch-ta và bất ngờ tung đòn sát thủ hạ gục kẻ thù.

img

Mẫu chiến đấu cơ đa năng J-10B của Trung Quốc.

Điều mà ông Joshi lo ngại không phải là chiến đấu cơ Trung Quốc mà là số lượng lớn các tên lửa đạn đạo Bắc Kinh sản xuất trong những năm qua. Các tên lửa này đưa cơ sở quân sự Ấn Độ vào tầm ngắm mà không có cách nào ngăn chặn được.

“Trung Quốc đang sở hữu hàng loạt tổ hợp phòng không hiện đại như S-300, HQ-9, HQ-12 và HQ-16, những tên lửa này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với không quân Ấn Độ”, ông Joshi viết.

Những hình ảnh tổ hợp tên lửa HQ-16 ùn ùn đổ về Tây Tạng xuất hiện trên báo Trung Quốc những ngày qua là dấu hiệu chứng minh mối lo ngại của ông Joshi.

Các phi công Ấn Độ nếu không tỉnh táo sẽ rơi vào “lưới lửa” mà Trung Quốc giăng sẵn.

Về lâu dài, Trung Quốc đang không ngừng mở rộng lực lượng không quân, chế tạo hàng loạt các chiến đấu cơ thế hệ 5 hiện đại như J-20 và FC-31. “Để đáp trả mối đe dọa tiềm tàng này, Ấn Độ không có cách nào khác ngoài việc phải tăng cường thêm số lượng máy bay đến bảo vệ biên giới phía tây và phía đông”.

Người Trung Quốc đang gấp rút rời Ấn Độ về nước?

Nhân viên Trung Quốc làm việc tại các công ty ở Ấn Độ được cho là đang trở về nước, trong bối cảnh căng thẳng biên...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem