Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Để khép lại loạt bài “Sổ tay đảng viên điện tử: Bước đột phá trong đổi mới sinh hoạt Đảng", PV Báo Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về bước đột phá trong xây dựng Đảng ở Đảng bộ Thái Bình.
Tỉnh Thái Bình không phải là trung tâm công nghệ lớn như TP.Hà Nội hay TP.HCM, lý do gì, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy có ý tưởng mang tính đột phá triển khai xây dựng "Sổ tay đảng viên điện tử" cho các đảng viên trong Đảng bộ?
- Việc đi đến quyết định triển khai phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử" là một câu chuyện khá dài. Thứ nhất, điều này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh, đặc biệt là đổi mới sinh hoạt của chi bộ cũng như tổ chức đảng; cùng với đó là nhu cầu rất bức thiết được tiếp cận thường xuyên, đầy đủ, trực tiếp các thông tin chính thống của tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là các thông tin nội bộ trong quá trình sinh hoạt Đảng (bao gồm cả việc trao đổi giữa các đảng viên với nhau, giữa đảng viên với cấp ủy).
Thứ hai, chúng tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của đảng viên, nhất là trách nhiệm của đảng viên trước các nhiệm vụ chính trị, trước nhân dân, cần có hệ thống thông tin để trao đổi, quản lý.
Xuất phát từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Chỉ thị 56 về đẩy mạnh hơn nữa khoa học công nghệ thông tin, chúng tôi cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sinh hoạt Đảng, mặc dù chưa có tiền lệ nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.
Vấn đề không phải ở chỉ là giải pháp, không phải chỉ ở chỗ công nghệ, vấn đề ở chỗ chúng ta tập trung triển khai như thế nào, tổ chức triển khai thế nào để khi phần mềm đi vào sử dụng được cán bộ, đảng viên đón nhận. Điều quan trọng hơn là phát huy được tác dụng của hệ thống phần mềm giúp cho tổ chức đảng, đảng viên có thể nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thông tin như đã nói ở trên.
Trước yêu cầu đó, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cũng đã bàn bạc, trao đổi, đi đến thống nhất và quyết tâm thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi đặt ra yêu cầu cho hệ thống phần mềm này và đặt hàng cho một số đầu mối công nghệ để triển khai.
Đây là một việc làm mới, liên quan nhiều đến khoa học công nghệ, khi triển khai sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn, Tỉnh ủy đã chỉ đạo để khắc phục như thế nào thưa ông?
- Có thể nói sản phẩm này không có hình mẫu trước, không thể xây dựng xong một sản phẩm phần mềm rồi đem vào áp dụng mà phải xây dựng theo yêu cầu, phù hợp thực tiễn, phù hợp với đại đa số đảng viên ở nhiều địa bàn, nhiều tầng lớp, nhiều trình độ, nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có các đồng chí đảng viên cao tuổi, có những đảng viên có điều kiện, nhưng cũng có đảng viên ở khu vực nông thôn thì có khó khăn hơn.
Thứ hai, phần mềm phải đáp ứng nhu cầu về thông tin, trao đổi, học tập, lý luận chính trị, về hỗ trợ sinh hoạt chi bộ.
Thứ ba, phù hợp với các quy định trong sinh hoạt đảng. Quả thực quá trình xây dựng giải pháp phần mềm này rất kỳ công. Từ khi xây dựng xong cơ bản các giải pháp chúng tôi phải trải qua rất nhiều bước thử nghiệm, từ quy mô nhỏ đến quy mô ngày càng rộng hơn. Sau hơn nửa năm triển khai thí điểm ở 3 đảng bộ cấp huyện, chúng tôi quyết định triển khai rộng hơn ở tất cả các cấp độ tổ chức, từ cấp tỉnh xuống đến cơ sở.
Tiếp theo đó, quá trình triển khai phải thận trọng, vừa hướng dẫn kỹ lưỡng, vừa đôn đốc kiểm tra, nhưng quan trọng hơn là hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu thực tiễn, từ đó mới theo đáp ứng khả năng sử dụng của các đảng viên, nhất là đáp ứng được nhu cầu thao tác một cách thuận tiện cho dù với đảng cao tuổi hay ở nông thôn.
Phần mềm trực quan sinh động và đi vào thực tế trong tổ chức sinh hoạt đảng, cán bộ, đảng viên đón nhận hồ hởi, dư luận hoanh nghênh.
Sau một năm, chúng tôi đã có sản phẩm hoàn thiện. Đến nay, sau hơn 1 năm rưỡi triển khai, có thể khẳng định phầm mềm Sổ tay đảng viên điện tử đã đi vào thực tế trong tổ chức sinh hoạt đảng, cán bộ, đảng viên đón nhận rất hồ hởi, dư luận rất hoan nghênh. Như một số đảng viên đã khẳng định là chưa bao giờ đảng viên gần với tổ chức đảng, gần với cấp ủy như hiện nay.
Để thông tin hàng ngày có thể đến với các đảng viên một cách thuận tiện, đảng viên có thể trao đổi với nhau, có thể có những kiến nghị, ý kiến đề xuất, thậm chí là có những sáng kiến đối với tổ chức đảng, chính quyền. Qua đó, mỗi đảng viên cảm thấy mình đang thực sự là thành viên gắn bó hữu cơ trong tổ chức và thông qua đó, tổ chức đảng được củng cố hơn, tổ chức chi bộ được gắn kết hơn, sinh hoạt Đảng ngày càng đi vào thực chất, có ý nghĩa hơn, bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, đồng thời đáp ứng nhu cầu của mỗi cán bộ, đảng viên, gắn chặt với thực tiễn ở địa phương, cơ sở.
Với những kết quả đạt được, Tỉnh ủy có đánh giá thế nào? Trung ương đánh giá ra sao về cách làm mới của Thái Bình, thưa ông?
- Đến nay chúng tôi đã có thể khẳng định là đã triển khai thành công trên toàn tỉnh, đang tiếp tục mở rộng để có thể ứng dụng cho các tổ chức mặt trận, công đoàn và các tổ chức quần chúng khác để không chỉ các cán bộ, đảng viên mà có thể là các hội viên, đoàn viên, thậm chí người dân cũng được tiếp cận theo vị trí, vai trò của mình.
Khi tất cả tiếp cận các nguồn thông tin chính thống, tiếp cận các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, từ đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị hướng đến mục tiêu chung là quyết tâm xây dựng, phát triển tỉnh Thái Bình.
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, động viên của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các ban Đảng Trung ương như Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên Giáo Trung ương và nhiều cơ quan ban ngành khác. Quá trình triển khai sản phẩm này chúng tôi có báo cáo đầy đủ với Trung ương, tỉnh cũng mời Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương cũng cử cán bộ về tìm hiểu.
Nói chung là các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương rất khuyến khích cách làm của Đảng bộ Thái Bình. Đây vừa là động viên vừa định hướng để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hệ thống giải pháp này, không chỉ về tính năng mà còn về sự an toàn bảo mật, đặc biệt hơn là ngày càng trở thành sản phẩm, giải pháp hỗ trợ không thể thiếu được trong quá trình tổ chức sinh hoạt đảng.
Khi Thái Bình bước đầu triển khai thành công "Sổ tay đảng viên điện tử", các tỉnh, thành khác đã về đây để được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thế nào, thưa ông?
- Trong thời gian qua chúng tôi cũng đón nhận sự quan tâm của rất nhiều Đảng bộ khác, bao gồm các tỉnh ủy, thành ủy ở nhiều tỉnh thành trong cả nước (khoảng 30 tỉnh, thành) như Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Đà Nẵng… Theo tôi biết, hiện nay một số tỉnh, thành đang triển khai thử nghiệm. Nhiều Đảng bộ trực thuộc Trung ương cũng tới tìm hiểu, nắm bắt, trao đổi, học tập.
Chúng tôi rất hy vọng là nếu được sự cho phép của Trung ương, tới đây sẽ ngày càng có thêm nhiều Đảng bộ khác triển khai sản phẩm này. Chúng tôi coi đó như một đóng góp nhỏ bé của Đảng bộ Thái Bình vào công cuộc xây dựng Đảng nói chung, trong đó đặc biệt nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên.
Thưa ông, từ mô hình có tính đột phá và đang thành công trong đổi mới xây dựng Đảng ở Thái Bình, ông có đề xuất gì để mô hình này có thể nhân rộng ra toàn quốc?
- Qua thực tiễn triển khai thời gian qua, thêm vào đó cá nhân tôi là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực này (ông Hải có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Điện tử-Viễn thông, Cử nhân Kinh tế- PV), chúng tôi tự tin đây là phần mềm hữu ích, có thể triển khai nhân rộng được. Tất nhiên với điều kiện còn khó khăn như tỉnh Thái Bình thì sự nỗ lực của chúng tôi là rất lớn.
Khi triển khai sản phầm này chúng tôi đánh giá thường xuyên định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm; có đội ngũ chuyên gia để đánh giá về hiệu quả của giải pháp; chúng tôi mời những đối mối về công nghệ theo dõi để đánh giá khách quan; chúng tôi mời các đồng chí lãnh đạo ở các Ban Đảng Trung ương theo dõi, đánh giá thường xuyên, đặc biệt còn mời các đồng chí lãnh đạo dùng thử.
Để triển khai một cách bài bản trên phạm vi rộng hơn, ở nhiều tỉnh, thành hơn thì cần có sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, đầu tư của Trung ương. Sản phẩm này nếu thực sự được đánh giá là đạt yêu cầu và phù hợp thì chúng tôi hy vọng có thể triển khai khắp các tổ chức đảng trong toàn quốc.
Việc thực hiện sổ tay đảng viên điện tử như Thái Bình đã làm, tôi cho rằng có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, có thể khẩn trương triển khai các thông tin nói chung, các chỉ thị, nghị quyết, văn bản của Đảng đến đội ngũ đảng viên. Việc này khác hoàn toàn so với cách sinh hoạt Đảng kiểu truyền thống.
Thứ hai, việc áp dụng sổ tay đảng viên điện tử thì có thể vận dụng sinh hoạt Đảng trong hoàn cảnh không cần trực tiếp. Thứ ba, việc quản lý thông tin, quản lý sinh hoạt của các tổ chức đảng, đảng viên mang tính hệ thống, khoa học. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn khoa học công nghệ 4.0, việc áp dụng công nghệ thông tin vào sinh hoạt Đảng là điều rất cần thiết.
Với mô hình tổ chức thí điểm ở Thái Bình được làm tốt và được nhân ra toàn Đảng bộ của tỉnh thì nên xem xét nhân rộng hơn nữa, thống nhất một phần mềm để quản lý chung từ trên xuống dưới. Điều đó sẽ giúp cho việc cập nhật, sử dụng dễ dàng, tránh tình trạng không tương thích, trùng lắp hoặc phát sinh những vấn đề về mặt kỹ thuật.
Qua phản ánh của Báo điện tử Dân Việt trong loạt bài "Sổ tay đảng viên điện tử": Đột phá trong sinh hoạt Đảng cần được nhân rộng", tôi rất hoan nghênh sáng kiến và cách làm của tỉnh Thái Bình trong đổi mới phương pháp sinh hoat Đảng.
Với thời đại 4.0, công nghệ đã đi vào mọi mặt của đời sống xã hội thì không có lý do gì lại không đi vào sổ tay của đảng viên mà sổ tay này gắn với chiếc điện thoại thông minh nhiều người có thể trang bị.
Kinh nghiệm cho thấy, tại chi bộ tôi đang sinh hoạt, trong một năm nay đồng chí Bí thư thường đưa những tin tức, văn bản đều thông qua điện thoại (zalo) một cách nhanh chóng, kịp thời, không phải chạy đến từng nhà, gọi từng đảng viên để gặp gỡ, phổ biến như trước đây.
Sáng kiến của Thái Bình khi thực hiện sổ tay đảng viên điện tử đã được nhân rộng ra cả tỉnh tôi cho rằng đó là sáng kiến rất đáng trân trọng, từ thành công đó cần được nghiên cứu, xem xét phổ biến cách làm này ra nhiều tỉnh, thành, ra toàn quốc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.