Cách đây chỉ mươi năm trước, cảng cá Xương Điền, xã Hải Lý từng là nơi tấp nập thuyền bè với hàng trăm chiếc ra lộng, ra khơi mỗi ngày. Xóm làng ngày ấy còn vươn mãi ra hàng cây số, xôn xao bến cá những lúc thuyền về. Rồi biển lấn dần, thuỷ triều lên đánh vào tận chân đê, những bến cá thu hẹp lại rồi biến mất, nhấn dưới sóng làng mạc, ruộng vườn. Biển hẹp lại và sinh kế của người ngư dân nơi đây càng ngày càng teo tóp...
Từng tấp nập thuyền bè, cảng cá Xương Điền giờ chỉ còn lại doi đất nhỏ bên cạnh tàn tích của một tháp chuông nhà thờ cũ mà biển tàn phá.
Nhiều ngư dân bỏ thuyền, đi đánh te (cà kheo) để kiếm bữa qua ngày.
Biển lấn sâu đến nỗi những thuyền cá về bờ phải tránh những bãi gạch đổ nát chờm ra mép sóng.
Bờ biển ngang và hẹp nên ngư dân Hải Lý chỉ đi lộng khoảng 5- 6 hải lý trong ngày.
Mỗi chuyến đi biển chỉ cho vài ba trăm nghìn nhặt nhạnh từ cá nhỏ, bề bề... trừ tiền dầu máy còn chưa được 1 nửa.
Theo ngư dân Hải Lý, nước sông ô nhiễm đổ ra biển đẩy nguồn thuỷ sản xa bờ làm cuộc sống càng teo tóp.
Chiếc cầu tre của gia đình ông Thịnh, một ngư dân ở xã Hải Lý được làm nối từ đê làm lối đi lại cho bà con ngư dân. Cách đây dăm năm nơi đây từng là ruộng vườn trù phú, giờ chỉ còn là bến cá trên doi cát nhỏ.
Đi biển giờ không còn hiệu quả và không còn sức đánh bắt xa bờ, ông Vũ Đình Hiệp (63 tuổi) mỗi ngày đổi mồ hôi lấy 5-6 chục nghìn trên đồng muối bên trong đê.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.