Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)

Nhóm Phóng viên Điều tra Thứ sáu, ngày 06/09/2024 06:10 AM (GMT+7)
Lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý hồ sơ đấu giá khoáng sản, những ông bà chủ ở Văn Chấn (Yên Bái) đã tìm cách rửa nguồn để tuồn đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng ra thị trường.
Bình luận 0
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 1.

Những hình ảnh xác thực nhất về tình trạng khai thác, buôn bán đá cảnh Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) được nhóm PV Dân Việt ghi lại.

Khi chúng tôi nhập vai là người buôn đá, người mê đá cảnh đi lùng mua các "viên" tiền tỷ, nhiều chủ bán đá mỹ nghệ đã thẳng thắn thừa nhận về thủ đoạn quay vòng hồ sơ. 

Cụ thể, họ dùng giấy tờ được cơ quan chức năng đấu giá đá cảnh, đá mỹ nghệ không nguồn gốc để hợp thức hóa hàng lậu, hàng của "đá tặc" ở các khai trường trái pháp luật.

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 2.

Ven thị trấn huyện Văn Chấn, ở trên xã Suối Giàng, ở vùng lân cận, các "showroom" đá cảnh mọc như nấm sau mưa. Ông bà chủ thưa thốt cho xem cảnh đóng hàng gửi qua đường bưu chính, xe cẩu đến nhận "bưu phẩm" hạng nặng ngay trước mắt chúng tôi.

Ngành tài nguyên môi trường Yên Bái có văn bản yêu cầu chấn chỉnh các vi phạm trong việc khai thác, mua bán tài nguyên khoáng sản ở Suối Giàng (huyện Văn Chấn). Lực lượng Quản lý thị trường bắt nhiều lô hàng đá "không rõ nguồn gốc" rồi phạt, tịch thu, bán đấu giá. Tại địa bàn, UBND huyện Văn Chấn thường xuyên có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý. 

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 3.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 4.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 5.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 6.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 7.

Hàng đá mỹ nghệ được ông bà chủ "showroom" giới thiệu có nguồn gốc từ Suối Giàng, bất chấp cơ quan chức năng, UBND huyện Văn Chấn nhiều lần có chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái).

Như mới đây, ngày 25/7/2024, ông Phạm Thái Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã có văn bản yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vận động người dân không tiếp tay cho các đổi tượng khai thác khoáng sản trái phép.

Theo đó, chủ động tăng cường việc chỉ đạo, thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động khoáng sản trái phép (bao gồm tất cả các trường hợp cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn). Làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép kéo dài mà không kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý, ngăn chặn.

"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để tái diễn, kéo dài", văn bản nêu rõ.

UNBD huyện Văn Chấn đã giao cho Phòng TNMT huyện: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện (…). Qua đó, kịp thời phát hiện để đề xuất xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thấm quyền xử lý đổi với những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với hai lực lượng Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 1 phải tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với Ủy các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến, thu mua, tàng trữ, kinh doanh, tập kết, vận chuyển khoáng sản trái phép, không có nguồn gốc hợp pháp. 

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 8.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 9.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 10.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 11.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 12.

Đá cảnh từ các ngọn núi ở Suối Giàng được khai thác, xuống tới chân núi được chế tác bóng bẩy đẹp đẽ thành đá xanh, đá tím, siêu nặng được trưng ra cho bàn dân thiên hạ tới ngã giá. Một số chủ hàng nói nguồn đá tồn "từ nhiều năm trước", nhưng cũng có người tiết lộ, đá không nguồn gốc được hợp thức hóa bằng các bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản. 

Thêm nữa, ngay trong năm 2024, huyện Văn Chấn đã thành lập đoàn công tác liên ngành, kiểm tra rà soát, kiểm kê tất cả khối lượng đá cảnh bao gồm cả chế tác và chưa qua chế tác tại các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Suối Giàng, xã Đồng Khê và thị trấn Sơn Thịnh.

UBND huyện Văn Chấn kiên quyết xử lý triệt để đối với những cơ sở chế tác, bày bán sản phẩm đá cảnh không rõ nguồn và yêu cầu dừng các hoạt động bày bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như tàng trữ, chế tác trái phép... 

Nhưng trên thực tế, như phản ánh của Dân Việt, vẫn còn tình trạng khai thác đá cảnh từ Suối Giàng. Câu hỏi đặt ra là: khối lượng đá khổng lồ, cả thị trường rầm rộ các loại đá màu đá cảnh/đá mỹ nghệ này có nguồn gốc từ đâu? Nói ngắn gọn, người dân sở tại (và bất kỳ ai) vào núi khai thác trái phép đều là vi phạm. Nhưng gần như ai cũng biết, đá bán dọc thị trấn đều từ Suối Giàng.

Trong quá trình dày công tìm hiểu, chúng tôi lúc đầu đã phải tạm gọi khu vực cung cấp đá cho "thị trường đá cảnh Suối Giàng" trên cả nước là các "mỏ đá ma". Bởi không có ai thừa nhận có một "nguồn cung" ngoài tự nhiên nào cho các hòn đá, tòa ngang dãy dọc đá to đoành thế kia. Họ chỉ thừa nhận, có ít đá thừa từ thời khai thác "thổ phỉ".

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 13.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 14.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 15.

Người ta đục khoét các núi đá màu ở Suối Giàng, mang về thị trấn để chế tác thành sản phẩm đá mỹ nghệ rồi buôn bán, vận chuyển đi nhiều nơi. 

Sau khi cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, tịch thu và tiến hành bán đấu giá, người mua "tang vật" từ các vụ đó được phép mua bán, sử dụng, chế tác trên các lô hàng mình đã bỏ tiền ra mua.

Các chủ buôn đá chúng tôi tiếp cận còn tiết lộ rằng, từ vụ "thăm dò khoáng sản" cách đây vài năm mà số đá lậu được tuồn ra. Đến mức mấy năm qua, họ tích trữ lại, bán đến giờ chưa hết. Nếu bị bắt vì hàng không nguồn gốc giấy tờ, thì chờ bán đấu giá mình lại mua tiếp, thế là hợp thức hoá.


Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 16.

Có gia đình kể, họ buôn đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng, toàn hàng "không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp lệ". Đến lúc bị kiểm tra, tịch thu, bán đấu giá, gia đình "khổ chủ" lại mua luôn, "trúng đấu giá". Đá bị thu tại nhà người "vi phạm", cân rồi bán đấu giá, khổ chủ lại mua, đá vẫn nằm đúng vị trí đó. Chỉ khác là "chúng" đã trở thành đá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ đó bán mua, chế tác, cho tặng, lưu kho chờ lên giá...

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 17.

Từ thực tế mà PV tìm hiểu, có thể thấy việc khai thác đá mỹ nghệ Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) của "quặng tặc" là không hề nhỏ. Xuống tới chân núi, sau khi được chế tác bóng bẩy đẹp đẽ, các tấm sập khổng lồ, bằng đá xanh, đá tím, siêu nặng được trưng ra cho bàn dân thiên hạ tới ngã giá.

Họ thừa nhận đã quay vòng hồ sơ sau khi mua hàng bán đấu giá từ các kho tang vật (đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng) - kết quả của các cuộc ra quân, thu giữ, xử lý của cơ quan chức năng. Có được hồ sơ mua hàng đấu giá rồi, họ biến chúng thành bình phong để tiếp tục tuồn hàng "không rõ nguồn gốc xuất xứ" vào buôn bán, vận chuyển, chế tác… mãi mãi về sau này! 

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 18.

Thậm chí, họ còn bán cho nhau cái "suất", các bộ giấy tờ mua hàng đấu giá kể trên; cũng như sẵn sàng luồn lách cung cấp cả hóa đơn đỏ cho những lô hàng lậu, khi khách hàng yêu cầu.

Trong vai người đi mua đá cảnh, chúng tôi tiếp cận một trong những chủ buôn đá cảnh "to nhất" huyện Văn Chấn. 

"Em mua lại cả nghìn tấn đá cảnh, đá mỹ nghệ dưới dạng hàng thanh lý. Thậm chí, người ta thu của mình, sau đó họ bán lại cho mình để mình có hồ sơ(!). Hoặc người ta thu của các dân bản đi đào đá về đấy, rồi người ta bán phát mại, chúng em mua lại, nên đá đó trở thành có giấy tờ hết. Anh cứ nghiên cứu đi", bà chủ tên L thông tin với chúng tôi.

Bà chủ cũng thẳng thắn: "Thực ra mỏ này (nơi lấy đá màu ra bán, ý nói các ngọn núi ở Suối Giàng - PV) của bọn em chưa được cấp phép. Toàn bộ đá này em mua hàng thanh lý của Quản lý thị trường và cơ quan chức năng nói chung. Vì chúng em mua hàng thanh lý kể trên rồi, nên khi anh mua hàng của em, em sẽ có bộ hồ sơ kèm theo sản phẩm đá mỹ nghệ cho anh. Bọn em mua hàng thanh lý của cơ quan nhà nước. Chứ không phải hàng trôi nổi. Em có giấy tờ hẳn hoi!".

Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 19.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 20.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 21.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 22.
Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)- Ảnh 23.

Để thuyết phục người mua, chủ hàng cho chúng tôi xem một bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản là đá Suối Giàng chưa qua chế tác, với bộ hồ sơ này có thể "rửa nguồn" cho các sản phẩm đá không có nguồn gốc. Thêm nữa, một số người bán còn khẳng định cung cấp cả chứng thư đá quý để khách hàng yên tâm. 

Bà chủ giải thích thêm sẽ photo công chứng để "cho hồ sơ từ bộ mua đấu giá cả trăm tấn đá cảnh mỹ nghệ, rồi từ đó tách hồ sơ ra". Người này cho chúng tôi xem một bộ hồ sơ đấu giá đá cảnh Suối Giàng chưa qua chế tác. Người ghi tên trong hồ sơ đấu giá tài sản là ông C.T.H, chồng bà L.

Theo bộ hồ sơ này, tháng 5/2019, thực hiện Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với Đội QLTT số 3 (Cục QLTT tỉnh Yên Bái), Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Yên Bái tổ chức đấu giá 109 tấn đá cảnh Suối Giàng. Đây là lượng đá đã được tịch thu theo 9 biên bản. Giá khởi điểm 163,5 triệu đồng.

Biên bản nêu: Tại buổi đấu giá khối tài sản từ Suối Giàng kể trên, có 05 người tham gia. Người trúng đấu giá 109 tấn đá cảnh Suối Giàng là ông C.T.H với số tiền 185 triệu đồng. Sau đó, Đội QLTT số 3 Cục QLTT tỉnh Yên Bái đã lập Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với ông C.T.H. Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ Nhà nước được lập ngày 3/6/2019.

Theo lời bà L, với bộ hồ sơ đầy đủ kể trên (Biên bản đấu giá, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn) thì "như thế quá yên tâm".

Sau đó, bà chủ vào việc chính là phát giá: "Khối đá này anh định mua, tính cả công vận chuyển đến Hà Nội, em lấy giá là 900 triệu đồng. Nếu không lấy đế bằng đá em trừ cho anh 70 triệu đồng".

Để thuyết phục chúng tôi, vị này chốt: "Anh xem cơ sở em to như thế này mà không có giấy tờ nguồn gốc hàng hóa là chết đấy. Ở đây chỉ nhà em có, kể cả anh đi cơ sở nào khác thì họ cũng quay lại mua (hồ sơ giấy tờ nguồn gốc hàng mua thanh lý đá cảnh, đá mỹ nghệ - PV) của nhà em. Khi đó giá thành hàng bị đội lên cao".

img
img
img

Người bán còn thường xuyên bán hàng online công khai sản phẩm đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái)

Với mong muốn tìm ra bản chất việc "moi ruột" các mỏ đá sắc màu ở Suối Giàng, chúng tôi đã vào vai khách hàng, chủ buôn đến đề nghị "làm ăn lâu dài" thêm với một số cơ sở bán, trưng bày, chế tác đá cảnh, đá mỹ nghệ trong khu vực.

Chủ cơ sở có tên Hoàng K cho biết, họ có thể mua đá ở khu vực Suối Giàng và lấy hóa đơn của một cơ sở khai thác chế biến đá ở tỉnh Ninh Bình để hợp thức hóa nguồn gốc. Ai cũng biết, đá cảnh Suối Giàng khác đá ở Ninh Bình; nhưng một khi đã có "cửa" thì cứ có hoá đơn là được.

Chủ cơ sở này còn không quên nhấn mạnh: Hầu hết các cơ sở chế biến đá đều làm chui, không có giấy phép và họ sử dụng đá khai thác chui với hồ sơ bán đấu giá làm "bình phong".

Vậy là, "vải thưa" vẫn nghiễm nhiên "che mắt Thánh"? Lý do đơn giản: Ai đó và ở đâu đó, họ đã cố tình lờ đi cho "thủ đoạn tinh vi" của các đối tượng "con buôn lõi đời". Khác chăng chỉ là một cách nói mà thôi. Hàng đấu giá "phát" với giá bao nhiêu, ai "trúng" với mức thế nào; hàng đó đi đâu, giấy tờ đó "rửa nguồn gốc" cho các thứ hàng lậu, hàng sai phạm nào? Chính những người trong cuộc đã tiết lộ như đã nêu ở trên.

Một tín hiệu tích cực, ngay trong buổi sáng 5/9/2024 sau khi Dân Việt khởi đăng Phóng sự điều tra dài kỳ “Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng (Yên Bái)", đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, ông Trần Huy Tuấn đã có những trao đổi thẳng thắn với chúng tôi về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài nguyên khoáng sản ở Suối Giàng hiện nay, cũng như các biện pháp quyết liệt cần phải triển khai trong thời gian tới, để chấn chỉnh tình trạng kể trên. 

Cùng ngày, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã có chỉ đạo hoả tốc tới Sở Công thương, Sở TNMT, Công an tỉnh và UBND huyện Văn Chấn, nhằm kiểm tra xử lý các hoạt động trái phép liên quan đến vận chuyển, chế tác, kinh doanh đá cảnh, đá mỹ nghệ trên địa bàn huyện Văn Chấn. 

Chiều cùng ngày, với thái độ thẳng thắn và cầu thị nhất, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều vấn đề mấu chốt cần phải làm ngay. 

Còn tại trụ sở Sở Công Thương, trả lời phỏng vấn chúng tôi, ông Phạm Trung Lân - Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh: cần tăng cường hoạt động hiệu quả hơn nữa của lực lượng kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, phối hợp với các lực lượng ở huyện, xã, quản lý chặt chẽ, tránh khai thác “thổ phỉ” các mỏ đá cảnh, đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Suối Giàng. Đồng thời, tổng rà soát các kho đá, “vựa” đá, các cửa hàng buôn bán - chế tác, các khu tàng trữ đá cảnh, đá mỹ nghệ trong toàn khu vực.

Những đối tượng đã mua đá “bán đấu giá” thì cần kiểm tra hồ sơ, thống kê số lượng đá, quản lý chặt, tránh để “quay vòng hồ sơ”, đưa đá lậu vào buôn bán, chế tác trái pháp luật. Những đối tượng “có vấn đề”, không thành khẩn, cần lập hồ sơ, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra làm cho ra nhẽ. 

Mặt khác, cũng thận trọng trong việc bán đấu giá đá tang vật từ các vụ việc vi phạm, quản lý chặt hồ sơ mua bán cũng như số lượng hàng hoá có được từ các cuộc đấu giá kể trên. 

Đón đọc Bài 3: Tiết lộ sững sờ của những ông bà chủ bán đá cảnh Suối Giàng 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem