Thầy tuổi cao lại kỹ tính nên mấy chục năm không nhận dạy ai, nhưng thật may, với tôi thầy lại gật đầu. Vậy là sau buổi học ở trường, ngoài thời gian phụ giúp bố mẹ, tôi lại tới nhà thầy đồ học chữ.
|
"Ông đồ" trẻ Hoàng Văn Long đang viết chữ. |
Năm 2009, tôi bước chân vào giảng đường ngành Hán Nôm, khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), tự tin như tìm được bến đỗ của chính mình. Vốn kiến thức do thầy đồ ở làng truyền dạy giúp tôi có được những viên gạch nền đầu tiên vững chắc.
Tôi đã khẳng định được khả năng của mình không chỉ bằng điểm số luôn ở tốp đầu mà còn bằng cả những hoạt động ngoại khóa gắn với chuyên ngành. Tôi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thư pháp của khoa, của trường, rồi theo bước các thầy ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu, khảo cổ.
Hoạt động say mê và ưa thích của tôi đó là viết tặng chữ Nho cho mọi người.
Một kỷ niệm tôi nhớ mãi đó là dịp rằm tháng Giêng năm 2011, trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám có cô bé bị câm điếc không có tiền mua giấy dó, tìm mọi cách xin chữ đem về tặng mẹ. Khi nhận 4 chữ "Từ huyên phồn chỉ" (chúc mẹ có nhiều sức khỏe) do tôi tặng, cô bé đã ôm lên ngực và khóc nức nở...
Với tôi, việc học Hán Nôm và viết chữ Nho không đơn thuần chỉ là trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để khi ra trường làm việc mà còn giúp cho những người trẻ như chúng tôi biết lắng lòng để hướng về cội nguồn, từ đó bồi đắp thêm cho đạo đức, nhân cách của mình. Chỉ còn mấy tháng nữa tôi sẽ trở thành một cử nhân Hán Nôm. Biết rằng phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tôi tin bằng niềm đam mê và khát vọng của mình, tôi sẽ lập thân được với nghiệp... ông đồ.
Hoàng Văn Long - sinh viên năm thứ 4, ngành Hán Nôm, khoa Văn học, Trường Đại học KHXHNV (ĐHQG Hà Nội).
Đức Minh (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.