Lật mặt các địa ngục thú rừng 2021
-
Chúng tôi đi điều tra dọc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, mặt bịt kín khẩu trang vì đang dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi. Các tuyến biên giới đều được lực lượng biên phòng và liên ngành lập chốt quản lý hết sức chặt chẽ.
-
Giữa đại dịch Covid - 19, khi con người không thể qua biên giới để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Thế nhưng, những người buôn thú rừng đều nói với nhóm phóng viên điều tra Dân Việt rằng: người có thể không đi được nhưng thú rừng vẫn vượt biên rồi đến các hàng quán.
-
Chỉ bằng vài cuộc điều tra nhỏ, nhóm PV đã mua được cả mớ giấy tờ khống, xác nhận nguồn gốc cho rất nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) vừa bị bắt ngoài tự nhiên, bị thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam - trở thành động vật nhân nuôi sinh sản trong trang trại.
-
Chúng tôi ghi hình bí mật, cảnh người ta nhốt, cầy hương, cheo cheo, tê tê, mèo rừng, kỳ đà, rùa, rắn... trong lồng sắt, túi cước. Mắt con vật được khẳng định là hàng rừng vằn lên, hoang dại và căm phẫn. Chúng đang "chiến đấu" trước khi bị hành quyết.
-
Với sự cáo già “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, các chủ buôn đã kinh qua nhiều lần bị phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự rồi. Thế nên, để mà ngựa quen đường cũ làm ăn tiếp được, họ đã trở nên cực kì tinh vi.
-
Sau khi Báo Dân Việt phản ánh loạt Phóng sự điều tra Lật mặt các "địa ngục thú rừng - 2021", Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
-
Nếu nói trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam là một “thị trường trọng điểm” còn diễn ra tình trạng buôn bán, sử dụng nhiều loại động vật hoang dã (ĐVHD) và sản phẩm liên quan, thì cần nói thêm: Chưa bao giờ các ông bà trùm hàng rừng, “hàng con” lại tinh vi như bây giờ.
-
Con thú tung tăng, cây đại thụ ngạo nghễ uy nghi trong rừng là tài sản chung ở nơi công cộng, chả túi tham của ai được phép “vơ vét”.
-
Nhóm PV hóa trang đi điều tra khắp các tỉnh từ Miền Trung, đi dọc 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên vào mãi xứ Nam Trung Bộ, cứ người nọ giới thiệu người kia trong các đường dây, chúng tôi đã xâm nhập sâu, để rồi ghi hình bằng thiết bị đặc biệt.
-
Đi dọc tỉnh Đắk Nông rồi vào dần phía Bình Phước, quả thật, nếu chỉ nhìn núi rừng trơ trọi, nhà cửa xe cộ san sát, đi vào Vườn Quốc gia chẳng thấy bóng dáng con thú nào, hỏi nhà hàng khách sạn thì chỗ nào cũng chối đây đẩy “dạo này kiểm lâm và cảnh sát môi trường” làm căng lắm…
-
Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của nhóm phóng viên Báo điện tử Dân Việt, Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) đã có những chỉ đạo "nóng" đề nghị các tỉnh liên quan vào cuộc, kiểm tra, xử lý sự việc nội dung báo nêu.
-
Một buổi chiều nắng nỏ tại xã Đắc Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), chúng tôi được mời sử dụng cao khỉ (tất nhiên là chẳng ai dám ăn, uống) rồi nhân thế mới lần theo lời đồn đại, tìm ra “tổng kho” chứa xương khỉ, sọ khỉ.
Chủ đề nóng