Người Việt ta có thói quen tốt là rất hay chào. Thế nên dù có đói ăn cách mấy nhưng vẫn quan niệm: “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Hoặc cách chào tỏ bày thiện chí có thể hóa giải nghịch cảnh, như: “Một tiếng chào xóa bao tiếng trách”.
Thấy rõ hơn cả là tại các hội nghị, lễ lộc, việc “kính thưa” hay “nhiệt liệt chào mừng” nhiều đại biểu, lãnh đạo đã thể hiện tính lễ phép trong ứng xử chào hỏi vậy.
Việc chào hỏi còn “xã hội hóa” đến mức… tràn cả ra đường. Cứ đi từ huyện Hoài Đức qua Đan Phượng đến Phúc Thọ (Hà Nội) chỉ có 21km, nhưng đã thấy xây đến 5 cái cổng chào. Cổng nào cũng hoành tráng, tiêu tốn cả tỷ đồng. Khi được hỏi đến, thì lãnh đạo các địa phương bảo để cho người nơi khác biết đã đến địa phương này, không quên bồi thêm rằng những chỗ khác xây còn hoành tráng hơn nhiều.
Ý tứ sâu xa trong lời giải thích này là sao không đi phản ánh những nơi khác, mà lại tọc mạch vào chỗ này. Mà thực ra, thế cũng còn ít, việc xây cổng chào đáng ra nên phổ biến đến cấp xã, cấp thôn luôn để đi đâu người ta cũng biết, đi đâu người ta cũng nhớ. Đó cũng là thể hiện tính mến khách vậy, còn tiền tỷ để xây cổng chào đã có… dân đóng “thuế”, lo gì!
Tin cùng chủ đề: Những câu chuyện tại Olympic Sochi
Vui lòng nhập nội dung bình luận.