Cúng hóa vàng Tết Tân Sửa 2021, cách hóa vàng mã ra sao cho phù hợp nhất?

Bảo Ngọc (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 14/02/2021 10:12 AM (GMT+7)
Trong lễ cúng hóa vàng Tết Tân Sửu 2021, hóa vàng mã hết tết là điều các gia đình thường thực hiện. Hóa vàng mã vào lúc nào, cách hóa vàng mã như thế nào để vừa đúng với quan niệm dân gian, vừa tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường?
Bình luận 0

Tục cúng hóa vàng Tết 

Trong truyền thống của người Việt, trong lễ cúng hóa vàng Tết Tân Sửa 2021đốt vàng mã (hóa vàng mã) hết tết là một trong những nghi lễ quan trọng. Người dân tin rằng việc hóa vàng mã là một nghi thức gửi các đồ vật gắn liền với cuộc sống hàng ngày tới những người thân đã khuất.

Điều này xuất phát từ quan niệm "trần sao, âm vậy" nên người trần sẽ gửi những đồ vật cần thiết cho người thân ở thế giới bên kia bằng cách đốt vàng mã.

Bên cạnh đó, người dân tin rằng việc hóa vàng mã giúp những người đã khuất có được cuộc sống đủ đầy và ngược lại họ sẽ được phù hộ để những lời ước nguyện được trở thành sự thực.

Vì vậy, các gia đình Việt dù ít hay nhiều vào ngày Tết nguyên đán kết thúc sẽ hóa vàng mã gửi người đã khuất các vật dụng vàng mã như: tiền vàng, quần áo, thậm chí là nhà, xe, điện thoại... làm bằng giấy.

Mặc dù đốt nhiều như vậy, thế nhưng không phải ai cũng đốt vàng mã đúng cách. 

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng cho rằng: "Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố".

hoa-vang-ma-het-tet.jpg

Trong quan niệm người Việt, lễ cúng hóa vàng tết vô cùng quan trọng . Ảnh minh họa.IT

Hóa vàng mã hết tết thế nào cho đúng?

Tùy thuộc và từng gia đình và phong tục của địa phương để chọn thời gian làm lễ cúng hóa vàng mã phù hợp. Thông thường lễ này sẽ diễn ra trong khoảng từ mùng 3 cho đến khoảng mùng 10 của Tết Nguyên đán. Đặc biệt, gia chủ cần phải có lễ tạ gia tiên, chư vị thánh thần để người âm chứng giám lòng thành.

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu ghi chép cũng như phân tích về ngày làm lễ cúng hóa vàng, tuy nhiên một điểm chung cho thấy hầu hết đều ghi gia chủ nên làm lễ cúng hóa vàng trong khoảng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 là hợp lí hơn cả.

Ngày hóa vàng, gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ cúng đủ đầy rượu thịt như cỗ cúng trong ba ngày tết. Trên mâm phải có: Gà luộc, đầy đủ các món rượu, thịt bày biện cẩn thận, tiền, vàng mã.

Tục hóa vàng ở mỗi vùng là khác nhau, nhiều nơi quan niệm càng dâng nhiều càng được phù hộ bấy nhiêu. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm gây lãng phí.

Với hoàn cảnh cuộc sống hiện tại, việc đốt nhiều vàng mã không được khuyến khích. Việc đốt vàng mã nhiều vừa gây lãng phí vừa dẫn đến ô nhiễm môi trường, chưa kể đến nguy cơ cháy nổ nếu lạm dụng việc đốt vàng mã. 

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, điều quan trọng của lễ cúng hóa vàng hết Tết là tâm của gia chủ hướng đến tổ tiên. Việc lạm dụng đốt vàng mã cần dần được hạn chế bởi quan niệm "trần sao âm vậy" không có cơ sở khhoa học.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem