Bờ một con sông ở Quảng Trị sạt lở khiến dân thấp thỏm không yên
Tình trạng sạt lở bờ sông ở Quảng Trị đang xảy ra ngày càng nhiều, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân cũng như hạ tầng công trình.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, theo đó, năm vừa qua, Tổng Công ty này đạt doanh thu gần 2.100 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2022. Nhờ giá vốn tăng chậm hơn doanh thu, Vinacafe lãi gộp hơn 259 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2022.
Công ty cũng tiết giảm được nhóm chi phí cố định gồm bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tổng cộng lại, Vinacafe lãi hơn 9 tỷ đồng. Đây là lần đầu Tổng Công ty này báo lãi từ khi công bố thông tin vào năm 2021.
Trước đó, lợi nhuận Vinacafe âm hàng trăm tỷ đồng, năm 2022 lỗ 105 tỷ đồng. Tuy đã có lãi song Vinacafe vẫn đang ghi nhận hơn 1.090 tỷ đồng lỗ lũy kế. Con số này lớn gấp hơn 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của Vinacafe ở mức 472 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vinacafe đạt 2.886 tỷ đồng, giảm gần 57 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tổng Công ty đang trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 428 tỷ đồng và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 13 tỷ đồng. Nợ phải trả là 2.414 tỷ đồng, trong đó, tổng nợ vay ở mức 874 tỷ đồng.
Vinacafe có nguồn thu chính yếu là từ cà phê, bên cạnh đó là các nguồn thu từ lúa gạo và cao su. Tổng diện tích kinh doanh năm 2023 là 12.458 ha, đạt 106% so với kế hoạch, bằng 109% so với năm 2022. Năng suất bình quân là 2,38 tấn/ha. Sản lượng đạt 29.609 tấn đạt 102% kế hoạch, đạt 101% so với năm 2022.
Năm 2023, Vinacafe chỉ tập trung giao hàng cho hợp đồng của những năm trước. Vinacafe vừa xuất khẩu vừa bán trong nước, trong đó bán ra nước ngoài khoảng 615 tấn, tương đương 1,08 triệu USD; còn lại bán cho thị trường trong nước gần 5.650 tấn.
Tuy Vinacafe đã có lãi nhưng vẫn không đủ bù đắp cho khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 1.090 tỷ đồng.
Năm 2024 vẫn là năm khó khăn toàn diện đối với Vinacafe, cả về lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và ngành cà phê, lúa gạo trên toàn thế giới.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, Tổng Công ty dự kiến kế hoạch tổng doanh thu đạt 1.410 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6 tỷ đồng, đều thấp hơn năm 2023; và khắc phục các chỉ tiêu, kết quả kinh doanh cón yếu kém, thua lỗ từ các năm trước.
Có thể nói, "gánh" lỗ của Vinacafe hiện còn rất nặng, nếu không năng động, chủ động đưa ra những giải pháp đột phá, Vinacafe rất khó có thể sớm thoát khỏi tình trạng thua lỗ.
Để thực hiện mục tiêu, Vinacafe đề xuất Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết tồn tại về tài chính, quản lý sử dụng đất đai của Tổng Công ty.
Về phần mình, Vinacafe sẽ xem xét giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể đến từng công ty thành viên; khuyến khích và có biện pháp trồng xen canh các cây trồng thích hợp trong thời gian kiến thiết cơ bản nhằm tăng thu nhập trên diện tích canh tác.
Tổng Công ty cũng chủ động tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển, sản xuất áp dụng công nghệ cao; ưu tiên đầu tư cho trồng tái canh vườn cây cà phê; nghiên cứu phát triển và mở rộng các thị trường tiềm năng, ổn định đầu mối kinh doanh xuất khẩu cà phê bao gồm cả chế biến sâu và cà phê nhân xanh tại Công ty mẹ.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân, Vinacafe cho biết sẽ phát huy tối đa sản phẩm nông nghiệp tạo ra như tập trung toàn bộ sản phẩm tạo ra từ vườn cây tài sản trên đất thuộc các đơn vị Tổng Công ty quản lý. Tận dụng tối đa hệ thống kho, xưởng sẵn có trong nội bộ để chế biến các loại cà phê thành phẩm có chất lượng cao theo nhu cầu của khách hàng. Tổng Công ty đã có kế hoạch đến năm 2025 có sản phẩm cà phê chế biến mang thương hiệu Vinacafe đứng trong top 5 thương hiệu cà phê của Việt Nam.
Được biết, Tổng công ty Cà phê Việt Nam - Vinacafe thành lập năm 1995 trên cơ sở chuyển từ Liên hiệp các xí nghiệp cà phê. Đến năm 2010, doanh nghiệp này chuyển sang loại hình công ty TNHH MTV do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đại diện sở hữu 100% vốn. Công ty có 46 đơn vị thành viên, hơn 24.200 lao động.
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Tình trạng sạt lở bờ sông ở Quảng Trị đang xảy ra ngày càng nhiều, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân cũng như hạ tầng công trình.
Xã Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) vừa tổ chức lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 73,75 triệu đồng/năm. Quỳnh Lưu là chiến khu, căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng Nhật và Pháp tại Ninh Bình.
Ông Nguyễn Văn Tiệm, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với 2ha trồng quýt và một số loại cây ăn trái khác, ông đã cải tạo thành điểm du lịch nông nghiệp, trải nghiệm, chèo xuồng, hái trái, thu hút đông đảo du khách đến tham quan…
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Khi bản đồ hành chính chuẩn bị được vẽ lại, những cái tên quen thuộc như bưởi Đoan Hùng hay cam Cao Phong sẽ như thế nào? Nhưng trên đồi thấp trung du Phú Thọ, bưởi vẫn chín vàng từng chùm; còn nơi rẻo đất Hòa Bình, cam vẫn tỏa hương mỗi mùa thu hoạch. Những loại quả đặc sản – không chỉ là sản vật, mà là thương hiệu gắn chặt với đất, với người, với tên gọi quê hương. Giữa dòng chảy cải cách, sáp nhập, câu hỏi tưởng nhỏ lại hóa ra rất lớn: Địa giới có thể thay đổi, nhưng liệu chỉ dẫn địa lý có bị
Chuối là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Với sản lượng và giá trị xuất khẩu không ngừng gia tăng, chuối Việt Nam đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ nông sản thế giới, đặc biệt là tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nông – thủy sản chất lượng cao từ Việt Nam với số lượng lớn. Những 'ông lớn' như Hoàng Anh Gia Lai, Sao Ta, I.D.I Corp, PAN, BIG đều là các doanh nghiệp đi đầu trong việc mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường hơn tỷ dân này.
Khi sáp nhập Hải Phòng - Hải Dương, toàn bộ tỉnh Hải Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và có biển, trong khi TP.Hải Phòng sẽ được sở hữu thêm những đặc sản nổi tiếng.
Các khu bảo tồn, Vườn quốc gia ở Thanh Hóa có 1.811 loài động vật hoang dã thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp, trong đó có 94 loài nguy cấp, quý, hiếm, gồm: 28 loài thú, 35 loài chim, 15 loài bò sát, 6 lưỡng cư, 6 loài côn trùng, 4 loài cá. Có 34 loài ở mức đe dọa toàn cầu được ghi trong Danh lục đỏ IUCN - 2012; 56 loài ở mức đe dọa của Việt Nam được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam...
Với mục tiêu tạo thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình và mong muốn mang đến thực phẩm sạch, chất lượng, phục vụ người tiêu dùng, bà Hồ Thị Thùy Trâm (50 tuổi, trú quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) đã mạnh dạn khởi nghiệp thành công với sản phẩm lạp xưởng tươi Min Kai.