Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Huyện Nghi Xuân có khoảng 20km bờ biển, gần chục năm trở lại đây, bờ biển đang bị lấn sâu vào đất liền khiến hàng trăm ha rừng phòng hộ tan hoang. Tình trạng này mỗi năm một tăng lên khiến người dân sống gần biển vô cùng lo lắng.
Theo ghi nhận của phóng Dân Việt, rừng phi lao phòng hộ có diện tích khoảng 10 ha, chạy dọc theo bờ biển khoảng 4 km nối từ cầu Đại Đồng, thuộc thôn Đại Đồng, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) giáp với ranh với vùng biển thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm cây phi lao bảo vệ làng nay bị bật gốc ngả nghiêng, sóng cuốn mất để lại bãi cát trơ trọi.
Khu vực gần bờ biển trước đây vốn là cồn cát cao và rừng phi lao hàng chục năm tuổi. Thế nhưng, giờ đây cả rừng lẫn cồn cát đều hoang tàn. Khoảng 10 năm nay, mỗi năm biển ăn vào đất liền từ 3-5m, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá, sạt lở theo kiểu dựng đứng hàm ếch.
Gắn bó với mảnh đất Đại Đồng này hơn 60 năm, ông Nguyễn Xuân Truyền chia sẻ: "Hàng năm, sau khi mưa bão, lũ lụt đi qua người dân chúng tôi phải chứng kiến cảnh biển từng ngày lấn sâu vào rừng phòng hộ. Trước đây, làng chúng tôi ở phía ngoài kia nhưng đến nay khoảng cách giữa nước biển và làng đã thu hẹp. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi sợ một ngày nào đó biển sẽ "nuốt" làng".
Trước tình trạng đó, người dân địa phương vô cùng bất an, bởi rừng phòng hộ này có nhiệm vụ ngăn sóng, bảo vệ người dân. Nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả ngăn chặn sự tác động xâm thực của biển.
Sự xâm lấn của biển còn khiến hàng trăm ha đất bị nhiễm phèn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Các loại cây trồng không thể phát triển như trước đây. Nguồn nước sinh hoạt cũng bị nhiễm mặn.
Chỉ tay về phía những cây bị bật gốc, ông Hoàng Xuân Minh ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tâm sự: "Với tốc độ sóng biển xâm thực dữ dội như những năm gần đây các cánh rừng cây phi lao phòng hộ ven biển sẽ khó mà trụ nổi. Tôi lo lắng rằng, không biết sau này không còn rừng phòng hộ thì chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng lớn như thế nào bởi mưa bão".
Ngoài các cây đã bị xóa sổ thì ở đây còn nhiều hàng phi lao nhiều năm tuổi cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng, có thể bị nước xói bật gốc bất cứ lúc nào. Rừng mất, đất trôi cũng khiến dòng sông, cửa lạch bị bồi lấp, dòng chảy thay đổi, thuyền bè ra vào gặp khó khăn. Đồng thời, hiện tượng rừng phòng hộ bị tác động tiêu cực cũng tạo ra những bãi bồi, cọc nhọn gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại khi ra vào cửa lạch.
Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Hoàng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Cương Gián, cho biết: "Tình trạng rừng phòng hộ bị ăn mòn, sạt lỡ diễn ra nhiều năm nay tại thôn Đại Đồng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Chúng tôi đã có báo cáo lên các cấp, ngành có liên quan đề xuất phương án giải quyết. Chính quyền xã Cương Gián đang tích cực vận động bà con nhân dân trồng cây, bảo vệ rừng phòng hộ".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.