Tuy loại củ này được trồng ở khá nhiều vùng ở Việt Nam nhưng cũng không nhiều người biết: khoai trời.
Khoai trời là cây dược liệu, còn dược gọi là khoai dái, khoai dại, dái củ hay hoàng dược trời, có tên khoa học là Dioscorea bulbifera L. thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Trong Đông y, loài cây này có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu. Củ ở dưới đất không dùng ăn nhưng cũng dùng làm thuốc.
Người ta thường lấy khoai trời (mọc ở thân dây leo) luộc kỹ ăn. Loại củ này có độc nhưng khi rửa nhiều lần và luộc kỹ thì chất độc bị loại đi. Bột khoai dái cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột gạo.
Loại củ (khoai trời) có tính nhuận tràng hơn khoai lang, bổ dưỡng hơn khoai môn.
Ăn nhiều khoai trời vào mùa đông có thể bổ phổi thận, tăng cường sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Loại củ này là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được mệnh danh là "báu vật của đất". Nó rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm và các nguyên tố khác.
Các vitamin này có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.
Ngoài ra, khoai trời còn giàu chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ người bị táo bón. Ngoài ra, trong loại củ này còn chứa axit folic, đây cũng là thực phẩm bổ sung tốt cho mẹ bầu.
Tác dụng dinh dưỡng của khoai trời này gần giống như khoai mỡ, đều có tác dụng bổ phổi khí, bổ tỳ ích khí, bổ thận tinh, ích tâm an thần, tăng cường trí não, nuôi dưỡng mạch máu, làm dịu cơn ho và hen suyễn, và làm dịu cơ thể.
Điều này có thế thấy tác dụng to lớn của loại củ này. Tuy khoai dái có độc nhẹ nhưng chỉ cần rửa kỹ và luộc chín là có thể ăn như các loại khoai mỡ, khoai tây khác.
Khoai trời là thực phẩm xanh nguyên chất và có giá trị y học lớn. Hương vị của chúng mềm mại, tinh tế, có mùi thơm êm dịu.
Loại củ này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Dưới đây là 2 món ăn gợi ý theo Sohu.
Món 1: Kẹo khoai trời
Nguyên liệu: Khoai trời, muối, dấm trắng, bột mì, đường trắng, mè trắng, kẹo dẻo trắng.
Cách làm:
- Cho muối, giấm trắng và bột mì vào chậu, đổ nước vào rồi dùng đũa khuấy đều. Cho khoai trời vào hỗn hợp, rửa sạch và ngâm trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước, rồi để ráo nước.
Việc rửa khoai trời theo cách này có thể loại bỏ chất bẩn và độc tố ra khỏi khoai.
- Cho khoai trời đã rửa sạch lên nồi hấp trên lửa lớn khoảng 15 phút cho đến khi khoai chín, có thể dễ dàng nghiền nát.
Đặt khoai đã hấp chín lên một chiếc khăn mềm để nguội và hút bớt hơi ẩm khỏi khoai. Sau đó cho khoai vào 1 bát lớn.
- Cho kẹo dẻo trắng và nước vào nồi, đun chảy nước đường trên lửa lớn, vặn lửa nhỏ, khuấy đều. Cho khoai trời đã hấp chín vào nước đường rồi khuấy nhanh tay.
Thêm vừng trắng vào và tiếp tục khuấy đều cho đến khi nước đường bọc đều lên từng viên khoai. Lấy khoai ra khỏi nồi và bày ra đĩa, phơi khô.
Bạn có thể thưởng thức món kẹo khoai trời thơm ngon rồi.
Món 2: Súp khoai trời, chà là, trứng
Nguyên liệu: Khoai trời, bột gạo nếp, chà là đỏ, đường nâu, trứng
Cách làm:
- Khoai trời rửa sạch, hấp chín, để nguội một chút, gọt vỏ, xay nhuyễn. Thêm bột gạo nếp và chà là đỏ cắt nhỏ vào, khuấy đều rồi vo thành từng viên nhỏ.
- Cho lượng nước vừa phải vào nồi, đun sôi rồi thả từng viên khoai vào nồi, đun trên lửa lớn cho đến khi viên khoai nổi lên thì thêm một lượng đường nâu vừa phải, khuấy đều rồi đổ trứng đã đánh vào, khuấy đều rồi thưởng thức.
Món súp này có vị ngọt của khoai trời và chà là đỏ, được kết hợp với đường nâu và trứng để hương vị đậm đà hơn.
Trong mùa đông lạnh giá này, khoai trời đã trở thành món ăn được yêu thích trên bàn ăn với tác dụng bổ dưỡng độc đáo và hương vị thơm ngon.
Vị ngọt của kẹo khoai trời, vị ấm áp của súp khoai trời chà là tạo thêm nét tươi sáng cho bàn ăn mùa đông.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mặc dù hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe của khoai trời đã rõ ràng nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và sử dụng hết loại củ này.
Chúc các bạn thành công khi chế biến loại củ này thành những món ngon!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.