Mạng xã hội Trung Quốc bàn về chiếc mũ cối Việt Nam

Đại Dương (theo Tou Tiao) Chủ nhật, ngày 18/11/2018 18:34 PM (GMT+7)
Mạng Toutiao của Trung Quốc gần đây có đăng một bài viết về việc sử dụng mũ cối trong quân đội Việt Nam.
Bình luận 0

Trang mạng này viết: Thường xem các tài liệu của bạn bè, đối với việc quân đội Việt Nam vẫn đội các loại vũ bảo hiểm cũ không lạ gì. Cho đến hiện tại, bộ đội ở tuyến 2 của Việt Nam vẫn dùng loại mũ này. Loại mũ được sử dụng trong quân đội Việt Nam đã có tuổi đời hơn 50 năm, nói ra thật khó tin, loại mũ bảo hiểm này không làm bằng kim loại. Cơ bản nó đều là gỗ hoặc vật liệu cao su. Vậy vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?

img

Người đầu tiên phát minh ra loại mũ như vậy là quân đội Anh. Khi quân đội Anh chiếm đóng khai thác thực dân ở Trung Mỹ, khí hậu ở đó rất nóng bức. Vì thích ứng với khí hậu địa phương, quân đội Anh đã chế ra loại mũ bằng gỗ. Không ngờ loại mũ này đã được phát triển rất nhanh. Quân đội Pháp, Hà Lan đều nhanh chóng bắt chước loại mũ này. Quân đội Anh đóng ở Ấn Độ và quân đội Pháp đóng ở Việt Nam đều sử dụng loại mũ gỗ tương tự nhau.

Nam Á và Đông Nam Á khí hậu rất nóng, cũng chỉ có mũ bằng vật liệu gỗ mới thích hợp với hoàn cảnh địa phương. Các khu vực này đều là những vùng rừng già, không phải lo về vấn đề thiếu nguyên vật liệu để làm mũ. Từ khía cạnh này, mũ gỗ là thích hợp nhất. Nhưng vì được chế từ gỗ, tính năng bảo hiểm không cao. Một viên đạn có thể xuyên thủng loại mũ này, cho nên quân đội Anh, Pháp đến lúc chiến đấu sẽ đổi sang mũ sắt.

Việt Nam vốn là thuộc địa của thực dân Pháp, trong thời kỳ Thế chiến 2 lại bị Nhật Bản chiếm. Đến sau khi Thế chiến II kết thúc, Việt Nam hy vọng xây dựng đất nước độc lập nhưng Pháp muốn tái duy trì chế độ thuộc địa.

img

Vì hai bên đàm phán không được nên dẫn đến chiến tranh. Quân đội Việt Nam khi đó dùng loại mũ bằng vật liệu gỗ, gọi là mũ cối. Mũ cối chế tác đơn giản, không cần gia công công nghiệp nhiều. Để phục vụ yêu cầu ngụy trang, quân đội Việt Nam bọc bên ngoài mũ cối một lớp vải màu xanh lá cây. Ngày trước, Liên Xô và các nước Đông Âu có viện trợ Việt Nam một số mũ sắt, nhưng số lượng không nhiều, cho nên cơ bản bộ đội Việt Nam vẫn dùng mũ cối.

Việc chế tạo mũ bảo hiểm thép không phải là quá dễ dàng. Đầu tiên cần luyện thép rồi sau đó là một vài công đoạn thủ công nữa. Nửa sau thế kỷ 20, Việt Nam dựa vào năng lực bản thân, vẫn chưa thể sản xuất được. Vì thế, chỉ có các đơn vị bộ đội tinh nhuệ được mang mũ sắt do Liên Xô viện trợ hoặc các mũ sắt chiến lợi phẩm. Ngoài các đơn vị tinh nhuệ ra, chủ yếu bộ đội vẫn dùng mũ cối. Đến thập niên 1980, theo bước phát triển của kỹ thuật luyện cao su, mũ bảo vệ bằng cao su bắt đầu xuất hiện. Nhưng mũ sắt thì phải đến năm 2012 Việt Nam mới sản xuất được.

img

Năm 2012, Việt Nam bắt đầu tự sản xuất mũ sắt. Hải quân đánh bộ và các đơn vị tinh nhuệ khác bắt đầu dần dần được đổi sang mũ sắt. Nhưng công suất sản xuất có hạn, cho nên rất nhiều bộ đội ở tuyến hai của Việt Nam vẫn đội mũ cối bằng gỗ hoặc cao su. Thực tế, ngoài quân đội ra, loại mũ này còn lưu hành rất phổ biến trong nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là những người đi xe máy, rất thích loại mũ này. Một số người đi du lịch Việt Nam cũng chọn mua dép và mũ bảo hiểm Việt Nam làm kỷ niệm. Nói một cách nghiêm túc, loại mũ này dùng làm một sản phẩm dân dụng vẫn còn tốt.

Tuy nội dung bài viết trên có ý chê bai nhưng phần lớn các bình luận của người đọc tỏ ra không đồng tình với quan điểm bài viết. Một độc giả viết: “Đừng chỉ nói người khác, chúng ta chẳng cũng đội mũ cối mấy chục năm đó sao”. Một người khác viết: “Trung Quốc cũng đâu có tốt hơn nhiều”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem