Một ngành nghề đến cả AI không thể thay thế, lương 13-25 triệu đồng

Tào Nga Thứ ba, ngày 23/04/2024 06:37 AM (GMT+7)
Nghề trợ lý được định hình chủ yếu lo chuyện hậu cần, phụ trách công việc liên quan đến giấy tờ, văn thư, nhưng giờ đây, công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mà ngay cả AI không thể thay thế. Đổi lại, họ nhận được mức lương hấp dẫn.
Bình luận 0

Nghề trợ lý là gì?

Công việc trợ lý xuất hiện từ thời La Mã, là việc vốn được định hình chủ yếu là gắn với các công việc văn thư, giấy tờ, hậu cần. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, những biến chuyển về nhân sự tại các tập đoàn lớn đã khiến công việc này có nhiều thay đổi. 

Trong buổi toạ đàm "Thời đại mới của nghề trợ lý", các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hành chính - nhân sự đã chia sẻ với các bạn trẻ về nghề này. Theo đó, ThS Trần Thị Thu Hương, trợ lý điều hành của Giám đốc vùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, cho biết, một trợ lý chuyên nghiệp cần phải có các kỹ năng từ đơn giản như: Quản lý lịch làm việc, thu thập và quản lý thông tin, tổ chức và lên kế hoạch, có khả năng tự quyết và đảm bảo tính bảo mật cao, quản lý lịch trình công tác… cho đến những kỹ năng cao hơn như: Ngoại giao, đàm phán, quản trị nhân sự, quản lý dự án, phân tích dữ liệu hay thậm chí là chủ động hỗ trợ việc xây dựng và triển khai chiến lược… Đăc biệt, tố chất quan trọng nhất các trợ lý cần có chính là sự linh hoạt.

Một ngành nghề đến cả AI không thể thay thế, lương 13-25 triệu đồng- Ảnh 1.

Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2024. Ảnh: Tào Nga

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho công việc trợ lý là rất lớn. Theo bà Đàm Thị Thu Trang, một chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nhân sự, cho rằng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nhu cầu tuyển dụng ví trí trợ lý chuyên nghiệp ngày càng tăng cao. Thậm chí một giám đốc có thể có nhiều trợ lý cho từng dự án/kế hoạch khác nhau trong lộ trình phát triển của doanh nghiệp. 

Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của những người làm trợ lý cũng ngày càng nhiều và được quan tâm, bồi dưỡng để trở thành thế hệ lãnh đạo kế cận hoặc nắm giữ các vị trí cao hơn ở các vai trò độc lập. "Thậm chí, một giám đốc có thể có nhiều trợ lý cho từng dự án/kế hoạch khác nhau trong lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của những người làm trợ lý cũng ngày càng nhiều và được quan tâm, bồi dưỡng để trở thành thế hệ lãnh đạo kế cận hoặc nắm giữ các vị trí cao hơn ở các vai trò độc lập", bà Trang nói.

Trong bối cảnh nền kinh tế biến động hậu Covid-19 và sự phát triển thần tốc của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, nghề trợ lý cũng đã có nhiều thay đổi. Bản thân ThS Trần Thị Thu Hương cũng cho biết, hiện cô là trợ lý điều hành làm việc xuyên biên giới, xử lý tất cả các công việc trên nền tảng số. Đây là thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội việc làm song cũng là thách thức không nhỏ với nhiều nhân sự khi các doanh nghiệp đều đang thúc đẩy quá trình số hóa…

Tuy nhiên, PGS.TS Đào Thị Thu Giang, Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp lại cho rằng, trợ lý là nghề không thể bị trí thông minh nhân tạo AI thay thế.

"AI có thể giúp trợ lý giảm tải một số khâu, một số công việc, giúp họ tiết kiệm thời gian chứ không thể hoàn toàn thay thế nghề trợ lý. Bởi, người trợ lý điều hành giúp việc cho giám đốc cần có phẩm chất trí tuệ cảm xúc. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Chẳng hạn, khi xây dựng định hướng, chiến lược, AI có thể tổng hợp dữ liệu, đề xuất phương án nhưng chọn phương án nào cần dựa trên tư duy, logic, kinh nghiệm, cảm giác của người trợ lý. Hay nói về sự cộng tác, một trong những tố chất của người trợ lý là kết nối, làm việc nhóm để nắm bắt, tổng hợp thông tin, cảm xúc trước khi đưa ra giải pháp thì AI không thể làm được", PGS Giang nói.

Theo chia sẻ từ Trường Đại học Phú Xuân, do thư ký, trợ lý là một người rất cần thiết của công ty và những vị lãnh đạo nên mức lương hấp dẫn chính là điều bình thường đối với một thư ký. Những gì mà một thư ký, trợ lý cống hiến cho công ty sẽ được trả công một cách xứng đáng. Thực tế, thư ký là người vất vả thứ 2 trong một doanh nghiệp chỉ sau giám đốc. Chính vì thế, mức lương hấp dẫn là điều dễ hiểu. Hiện nay, mức lương thư ký, trợ lý tại Việt Nam được trả với mức lương khác cao, trung bình mức lương của công việc này từ 500-1.000 USD/tháng (khoảng 13-25 triệu đồng/tháng).

5 bước chọn ngành, nghề phù hợp với bản thân và xu hướng

Tại thời điểm này, hầu hết các học sinh đã có định hướng ngành nghề của mình. Tuy nhiên, cũng sẽ có những bạn học sinh còn đắn đo giữa các ngành nghề đang lựa chọn. Trước băn khoăn của thí sinh làm thế nào để lựa chọn ngành, nghề phù hợp, đúng xu hướng, TS Nguyễn Thúy Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô, chia sẻ trong chương trình "Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế": "Các em có thể lựa chọn ngành ngề qua 5 bước như sau:

Thứ nhất, các em cần sắp xếp thứ tự ngành nghề mình yêu thích.

Thứ hai, các em phải xác định thế mạnh bản thân.

Thứ ba, các em cần tìm hiểu các doanh nghiệp đang tuyển dụng các vị trí nào đối với ngành nghề mình theo học; xu hướng và nhu cầu chuyển dụng của xã hội.

Thứ tư, các em phải căn cứ vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn ngành nghề cho phù hợp. Bởi muốn học kinh tế, muốn đi du học nhưng điều kiện gia đình có hạn thì cũng rất khó thực hiện. Hiện trong nước có nhiều trường chất lượng, đào tạo chuyên môn sâu nên các em cũng sẽ có rất nhiều cơ hội chọn ngành học phù hợp với sở thích và điều kiện gia đình.

"Cuối cùng người quyết định là các em. Mong các em chọn đúng ngành, đúng nghề và đi đúng hướng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem