Ngôi làng kiếm sống nhờ "cõi âm" hối hả vào vụ Tết ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán 2021

Ngọc Hải - Hoàng Yến Thứ tư, ngày 27/01/2021 15:00 PM (GMT+7)
Vào những ngày này, khắp nơi trong làng Duyên Trường, Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả sản xuất vàng mã để chuẩn bị tiễn ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán sắp tới.
Bình luận 0

Video: Làng nghề vàng mã Phúc Am hối hả chuẩn bị hàng cho Tết Nguyên Đán. (Thực hiện: Hoàng Yến)

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Còn khoảng 7 ngày nữa là đến Tết ông Công ông Táo, 15 ngày nữa là đến Tết Âm lịch, đây là lúc các cơ sở sản xuất vàng mã của làng nghề sản xuất vàng mã truyền thống Phúc Am và Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị những đơn hàng để kịp đưa ra thị trường.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 2.

Theo những người dân tại đây, thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất, vì vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày Tết ông Công ông Táo, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ lễ khai xuân và giải hạn trong suốt 3 tháng đầu năm mới.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 3.

Gia đình ông Phùng Văn Vinh là cơ sở duy nhất chuyên sản xuất các sản phẩm ông Công ông Táo theo quy trình thủ công tại làng Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội). Ông Vinh cho biết: "Những sản phẩm hàng mã đều được gia đình làm hoàn toàn thủ công và tất cả các chi tiết đã được chuẩn bị trước từ mùa hè. Vì được làm cầu kỳ và tốn thời gian nên mỗi vụ, gia đình ông chỉ sản xuất được khoảng hơn 500 bộ".

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 4.

Theo chị Thuý, cách làm thủ công vẫn được nhiều người trong khu vực và các tỉnh lân cận ưa chuộng, vì giá thành phù hợp và mẫu mã đẹp mắt. "Hầu hết những hoa văn, họa tiết trên những chiếc mũ này đều tự dán bằng tay. Chúng tôi sử dụng hồ dán theo các cụ ngày xưa để lại để tránh bị chuột ăn. Cách làm này giúp tiết kiệm giá thành mua keo dán và bền hơn so với mặt hàng khác", chị Thuý chia sẻ.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 5.

Được biết, mỗi bộ ông Công ông Táo làm thủ công sẽ được bán ra thị trường với giá từ 50.000 - 80.000 đồng/bộ.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 7.

Tại một cơ sở khác tại làng Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Nhàn đang hối thúc các nhân công đẩy nhanh tiến độ để kịp trả đơn cho khách hàng. Theo ông Nhàn rằm tháng 7 và dịp cuối năm là những thời điểm bận rộn nhất, tất cả thành viên trong gia đình và các nhân công đều phải hoạt động năng suất thì mới kịp trả đơn cho khách hàng. "Tuy tháng này là tháng "củ mật" mọi người không đi lễ nhiều, chỉ có Tết ông Công ông Táo nhưng chúng tôi vẫn phải chuẩn bị nhiều mặt hàng để phục vụ người dân sau", ông Nhàn nói.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 8.

Các mặt hàng chủ yếu tại đây là voi, ngựa, rắn, người sơn trang, hình nhân hay các vị tướng.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 10.

Những đôi tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt của những người thợ thủ công tại đây đã tạo nên những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt như voi, ngựa,...

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 11.

Khắp các nẻo đường, ngõ xóm trong làng Phúc Am (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) nhộn nhịp không khí sản xuất vàng mã để chuẩn bị cho nhu cầu người dân những dịp cận Tết.

Làng "Âm phủ" lớn nhất Hà Nội hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán - Ảnh 13.

Các sản phẩm vàng mã được chuyển đi khắp các nơi để tiêu thụ, anh Thắng - người phân phối các mặt hàng vàng mã cho hay: "Đây là dịp vất vả nhất trong năm, mỗi ngày tôi phải chạy từ 7-10 chuyến hàng cho người dân ở các vùng lân cận".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem