-
Mỗi năm, vào khoảng tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, trên các cánh đồng tại các huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp như: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông v.v. con nước đã tràn đồng, mang theo bao sản vật phong phú của mùa nước nổi.
-
Chợ nổi được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian công cuộc khẩn hoang miền Nam tương đối hoàn tất. Lúc bấy giờ, phố chợ mọc lên, đường sá rộng mở, người ta bắt đầu có nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa.
-
Mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ đi kèm với nhiều loại đặc sản dân dã, nhất là con cá linh và bông điên điển. Cá linh non kho lạt, ăn kèm bông điên điển đã trở thành món ăn độc đáo và nổi tiếng nhất trong mùa nước nổi. Thời gian qua xuất hiện “hàng nhái” của 2 loại đặc sản này...
-
Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ chiều của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.
-
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu (đoạn qua huyện An Phú, tỉnh An Giang) vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
-
Ngày hội Văn hóa-Thể thao năm 2024 của huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) có tổ chức chợ phiên không tiền mặt, với nhiều gian hàng tham gia, trong đó có các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của địa phương như: Nón lá, mật ong, mắm tép,… được người dân, du khách quét QR thanh toán.
-
Lần lên Lai Châu công tác, tôi được các bạn đồng nghiệp ở đây cho hay: “Chợ phiên San Thàng nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự… Các anh chị đã lên tới đây mà không đi chơi chợ San Thàng thì kể cũng tiếc”.
-
Ô Lâm là một xã miền núi thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Theo người dân bản địa, từ Ô Thôm trong tiếng Khmer nghĩa là dòng suối lớn, dần dần người ta đọc trại âm thành Ô Lâm. Chợ cỏ (chợ bán cỏ nuôi trâu, bò) họp giữa trưa, khi cái nắng miền núi đổ từng đợt nóng xuống làm những ngọn cỏ héo rũ.
-
Tại Quyết định số 1410/QĐ-UBND, UBND tỉnh Điện Biên công nhận Chợ phiên Tủa Chùa trở thành điểm du lịch; giao UBND thị trấn Tủa Chùa có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch.
-
Chợ Thủ Dầu Một, (tỉnh Bình Dương) lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường. Theo lịch sử địa phương, vùng đất Phú Cường đến đầu thế kỷ XVII vẫn còn là đất hoang, cảnh quan nơi đây chính là những khu rừng rậm. Những rừng cây cổ thụ-cây dầu cổ thụ ở Chánh Nghĩa hiện nay, nhất là ven sông Sài Gòn lúc đó chỉ là bãi lầy...
-
Có một ngôi chợ được xây dựng từ lâu đời nhưng chỉ bán một mặt hàng duy nhất đó là heo. Cách bán heo ở đây cũng lạ đời là bồng heo để khách hàng xem chọn giống, trao đổi giá cả và trao heo cho nhau. Vì thế ở đây có một cái nghề mà chẳng nơi nào có được, đó là nghề bồng… heo.
-
Từ sáng sớm tinh mơ, người dân các xã, thị trấn của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã nô nức gùi trên lưng, chở sau xe gắn máy những bó rau rừng, con vật nuôi như chim họa mi và nhiều nông sản, đặc sản khác xuống chợ phiên Sín Chéng.
-
Nằm bên dòng sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, chợ lác Định Yên mang đậm hơi thở cuộc sống vùng sông nước miền Tây. Đây là chợ đầu mối cung cấp sợi lác mà những người làm chiếu mua về nhuộm màu, dệt chiếu.
-
Khi nhắc đến Hưng Yên, người ta thường nhớ ngay đến những đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, bún thang, bánh giày làng Gàu, hay chả gà Tiểu Quan. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến món ếch om Phượng Tường – đặc sản mang đậm tinh hoa của ẩm thực phố Hiến.