Phát hiện mảnh hóa thạch về con người đầu tiên trên trái đất

Thứ sáu, ngày 12/06/2015 15:34 PM (GMT+7)
Các nhà khoa học đã tìm thấy mảnh hóa thạch về một chủng loài linh trưởng mới khác biệt so với các loài đã được nhận dạng.
Bình luận 0

Khoảng 3 triệu năm trước, tại khu vực là Ethiopia ngày nay, từng có một loài linh trưởng đi bằng hai chân đang trải qua quá trình tiến hóa để trở nên giống người hiện đại. Đây cũng là nơi hóa thạch Lucy nổi tiếng từng được phát hiện. Mới đây, cũng ở khu vực gần đó, các nhà khoa học đã tìm thấy xương của một chủng linh trưởng hoàn toàn khác biệt.
 
Đoàn nghiên cứu tìm kiếm hóa thạch trong khu vực trong sa mạc Afar, Ethiopia.
 
Đoàn nghiên cứu tìm kiếm hóa thạch trong khu vực trong sa mạc Afar, Ethiopia.
 
Đoàn nghiên cứu tìm kiếm hóa thạch trong khu vực trong sa mạc Afar, Ethiopia.

Bản đồ cho thấy khu vực được mở rộng nghiên cứu cách không xa nơi hóa thạch Lucy nổi tiếng từng được phát hiện.

Họ đặt tên cho loài này là Australopithcus deyrimeda. Hóa thạch của chúng nằm ở rất gần với Lucy, chỉ cách khoảng một ngày đi bộ. Các hóa thạch này bao gồm phần hàm trên và hai mảnh hàm dưới. Sự khác biệt căn bản chính là kích cỡ răng. Bộ răng của loài mới này nhỏ hơn các hóa thạch được tìm thấy trước đây, đặc biệt là ở phần răng nanh. Điều đó cho thấy Australopithcus deyrimeda có chế độ ăn khác biệt với người tối cổ.
 
Hóa thạch tìm được là phần hàm trên của một chủng linh trưởng có niên đại từ rất lâu trước đó.
 
Hóa thạch tìm được là phần hàm trên của một chủng linh trưởng có niên đại từ rất lâu trước đó.
 
Hóa thạch tìm được là phần hàm trên của một chủng linh trưởng có niên đại từ rất lâu trước đó.

Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt này đủ để tách biệt loài linh trưởng này với các loài đã được nhận dạng. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng sự khác biệt giữa Australopithcus deyrimeda và người tối cổ là quá nhỏ. Về cơ bản, người ta liên tục tìm thấy dấu hiệu về những loài giống con người và tưởng tượng về thế giới khi đó, cũng như cách các loài này tương tác với nhau. Tất nhiên, thời gian sinh sống của các loài này cách nhau tới hàng trăm nghìn năm. Dù sự khác biệt giữa các mẫu hóa thạch là rất nhỏ, ngày càng khó để có thể tìm ra tổ tiên chính xác của loài người. Có thể thấy lịch sử tiến hóa của loài người là sự kết hợp từ nhiều loài khác nhau, chứ không chỉ là một nhóm linh trưởng đặc biệt phát triển.

(Theo Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem