Nếu trước đây, ở Cần Giờ (TP.HCM) hay ở nơi vùng đất cuối cùng của Tổ quốc Cà Mau, cá ngát nhiều đến mức người ta chẳng thèm ăn, thì hiện nay đã trở thành món đặc sản được nhiều người dân trên thành phố săn lùng, với giá bán 100.000 - 140.000 đồng/kg.
Cá ngát là loài cá sông có nọc độc mạnh, khi bị nó đâm rất nhức, nhưng vì mưu sinh, nhiều người dân vẫn chọn nghề giăng câu bắt cá ngát. (Ảnh: Chúc Ly)
Là một loại đặc sản thơm ngon, được nhiều người săn lùng, cá ngát là loài có gai nhọn, có nọc độc, khi bị nó đâm rất nhức, có người bị đâm rồi bị hành mấy ngày liền không hết. Nếu người không quen chắc chắn sẽ không dám gỡ cá. Khi cầm con cá trên tay phải có “thế”, cố định đầu cá để không bị nó đâm.
Nghề giăng câu bắt cá ngát không khó, tuy nhiên mình phải có kinh nghiệm mới câu được nhiều cá. Thường cá ngát là loài ăn tạp, thích sống những nơi sâu, nước xoáy và có nhiều gốc cây, hang đá hoặc rọ đá.
Đánh bắt câu kiều là hình thức thả câu không cần mồi, chủ yếu dính các loại cá da trơn, trong đó cá ngát là nhiều nhất. (Ảnh: Chúc Ly)
Cụ thể, câu kiều sử dụng 1 dây dài, cách khoảng 20cm mắc 1 lưỡi câu, đoạn dây buộc lưỡi cũng có độ dài khoảng 20-30cm, cách khoảng 2m gắn 1 cái phao nhỏ, sao cho khi thả xuống biển giàn câu sẽ nổi cách đáy biển tầm 20-30cm. Cách khoảng 100m thì có 1 cột cờ đánh dấu đường câu đi qua và báo hiệu cho các phương tiện khác biết để mà tránh.
Chia sẻ trên Dân Trí, anh Đặng Thành Phát (37 tuổi, quê Long An) cho biết, “Cá ngát khoét hang sâu đến 2-3m dưới vực sông sâu. Thậm chí, chúng còn khoét hang quanh những bụi cây đước, cây mắm bị sạt lở nên khó bắt lắm”.
Theo anh Phát, cá ngát thường săn mồi vào thời điểm rạng sáng, lúc con nước lớn. Cá ngát thuộc họ cá trê, do vậy, loài cá này có hình dạng giống cá trê, đuôi dẹp, da trơn. Đặc biệt, những con cá ngát tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm vì chúng quẫy rất mạnh, phải khéo léo để chế ngự được chúng. Ở hai bên mang của cá ngát có hai ngạnh cứng và nhọn. Nọc độc của cá ngát rất độc và tập trung nhiều ở những đầu ngạnh này. Do vậy, ngay sau khi câu được cá, phải dùng kìm khéo léo đưa vào để bẻ các ngạnh cá. Thành quả sau một đêm giăng câu là 13kg cá ngát, thu về hơn 1 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Dững cho biết, mỗi giàn câu thế này có chiều dài khoảng 30m. Ảnh: Chúc Ly
Ông Nguyễn Văn Dững - thành viên Tổ hợp tác đánh bắt câu kiều ở Cà Mau cho biết: “Đánh bắt câu kiều là hình thức thả câu không cần mồi, chủ yếu dính các loại cá da trơn, trong đó cá ngát là nhiều nhất. Mỗi chuyến đi thường đi 2 người, sau khi trừ chi phí tôi có thể thu về khoảng 700-800 nghìn đồng. Đây là nghề chính của gia đình nên nhờ có vốn hỗ trợ của Hội ND nên tôi có điều kiện bám biển”.
Trong khi đó, theo chân lão "thợ săn" Nguyễn Văn Sang (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) trong một chuyến đi săn cá ngát sử dụng kiểu câu kiều độc đáo chia sẻ: "Cá ngát là loài có gai nhọn, có nọc độc, khi bị nó đâm rất nhức, có người bị đâm rồi bị hành mấy ngày liền không hết. Nếu người không quen chắc chắn sẽ không dám gỡ cá. Khi cầm con cá trên tay phải có “thế”, cố định đầu cá để không bị nó đâm”.
Hang cá ngát thường có một cửa chính và 3-4 cửa ngách. Khi nước ròng, mình lấy cây sào chọc vào hang cho cá chạy ra, còn nước lớn thì cặm thẳng cây sào gần miệng hang, tay nắm cây sào lặn xuống đừng để cho người bị trôi đi. (Ảnh: Dân Trí)
Cá ngát là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì rất giàu chất dinh dưỡng như canxi, sắt, các loại vitamin B1, B2, omega-3,... Từ cá ngát có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như cháo cá ngát cốt dừa, cá ngát kho tộ, cá ngát xào lăn, canh chua cá ngát...