Để đạt được giấc mơ mua nhà ở một trong những thành phố có giá bất động sản nhất nước Mỹ - New York, Kate Hashimoto - một cô gái gốc Nhật đã phải trải qua lối sống cực kỳ tiết kiệm đến hết mức có thể, thậm chí phải bới rác để tìm thức ăn.
Cô gái Mỹ gốc Nhật khiến nhiều người phát hoảng khi lục tung thùng rác để kiếm đồ ăn.
Trong chương trình truyền hình thực tế Extreme Cheapskates của kênh TLC, Hashimoto đã chia sẻ lại cách mà cô sống sót ở đô thị đắt đỏ với ngân sách eo hẹp chỉ 200 USD/tháng. Trong khi mức chi phí sinh hoạt bình quân của một người tại thành phố này là 1.341 USD/tháng, chưa tính tiền thuê nhà. Chương trình Hashimoto tham gia vốn đã lên sóng từ năm 2012, nhưng gần đây bỗng... trồi lên và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Tất cả đều ngạc nhiên về cái cách Hashimoto đã tồn tại giữa thành phố New York hoa lệ.
Tôi sống ở New York được 3 năm. Dù là thành phố đắt đỏ bậc nhất, tôi vẫn tìm ra cách để sinh tồn ở đó" - trích lời Hashimoto trong chương trình phát sóng.
"Tôi hạn chế chi tiền hết mức có thể. Nếu phải trả tiền thì cũng là càng ít càng tốt."
Kate Hashimoto kiếm được khoảng 120.000 USD mỗi năm (gần 2,8 tỉ đồng) nhưng sở hữu lối sống kiệt sỉ bậc nhất địa cầu.
Hashimoto cho biết, cô chưa từng chi tiền cho bất kỳ món nội thất nào. Thay vào đó, cô sẽ đi lục ở các bãi rác, thu nhặt những món đồ vứt đi bên lề đường, rồi trang hoàng căn hộ của mình với chúng.
Tôi trang hoàng chỗ ở bằng những món nội thất bỏ đi trên đường phố trước khi các công ty rác thải đến thu gom. Nhờ vậy mà tiết kiệm được hàng ngàn đô."
Với Hashimoto, cô sẽ không bỏ ra hàng trăm đô để mua một chiếc giường thực sự. Thay vào đó, cô gom những tấm thảm tập yoga cũ tìm được ở bãi rác hoặc trên phố, xếp lại với nhau thành nệm. Còn bàn ăn trong ngôi nhà được tận dụng từ những cuốn tạp chí cũ xếp chồng lên.
Kate Hashimoto gần như cắt các nhu cầu thiết yếu của một con người chứ chưa tính đến các nhu cầu làm đẹp của một người phụ nữ bình thường.
Cách đi vệ sinh tiết kiệm giấy toilet của Hashimoto cũng giúp cô tiết kiệm được cả chục USD. (Nguồn: TCL)
Trong suốt nhiều năm, người phụ nữ này cũng chưa từng phải bỏ tiền ra để mua quần áo, kể cả đồ lót từ năm 1998. Thậm chí, đồ vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, giấy toilet... chẳng đáng để Hashimoto sẵn lòng bỏ hầu bao ra để tậu về. Thay vào đó, cô tìm đến những trang web chuyên có những sản phẩm khuyến mãi hoặc tham gia vào các sự kiện quảng cáo để nhận về nhu yếu phẩm thiết yếu và miễn phí.
Còn giấy toilet, cô dùng khăn giấy lau khô tay tại các nhà vệ sinh công cộng, đem về nhà tái sử dụng. Trong khi đó, việc giặt giũ cùng là một điều "hiếm có khó tìm" trong cuộc đời của người phụ nữ này. Cô tận dụng những lần tắm bồn và giặt chúng khi tắm, để khỏi tốn... 3 USD (khoảng 100 ngàn) cho mỗi lần đến tiệm giặt là. Việc này giúp Hashimoto tiết kiệm được 6 USD một tháng.
Chiếc áo được cô dùng nhiều năm qua để cải trang thành người vô gia cư.
Với bữa ăn của mình, Kate Hashimoto thường lục thùng rác để tìm đồ ăn, đôi khi dùng tiền lẻ để mua đồ ăn ở những chiếc xe bán hàng. "Tại sao phải tiêu tiền nhiều cho đồ ăn chứ?" - cô nói.
Khi giá vé tàu tăng, người phụ nữ này chấp nhận đi bộ tới chỗ làm để tiết kiệm một khoản. Bên cạnh đó, Kate Hashimoto tham gia các buổi khảo sát, dùng thử đồ miễn phí hay các lần tiêm vắc-xin và các biện pháp y khoa mới để có thêm thu nhập.
Để bù đắp lại cách sống cực khổ này, Kate đã chuyển về sống trong căn phòng studio cô trả góp trong 9 tháng vào năm 2010. Bên trong ngôi nhà cũng không có những đồ đạc mua mới, mà đa phần là những đồ được tái sử dụng khi người khác đã bỏ đi.
Tổng chi phí hàng tháng để dùng chi trả sinh hoạt của Hashimoto chỉ tròm trèm 200 USD (chưa tới 5 triệu đồng) giữa New York.
Hashimoto trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp. Cô có một người mẹ khá "ác khẩu", thường xuyên chê bai ngoại hình của cô, dẫn đến những thương tổn nặng nề trong tâm lý ngay từ khi còn bé.
Cô học đại học rồi tốt nghiệp, với suy nghĩ rằng cuộc đời này sẽ chỉ toàn màu hồng, học xong là xin được việc ngay. Nhưng bi kịch, cô tốt nghiệp vào đúng thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên dù có xin được việc cũng bị sa thải sau đó ít lâu.
"Thì ra không có công việc nào là mãi mãi. Vậy nên tôi quyết định phải sống như thể mình bị sa thải ngay ngày mai."
Đó là lý do vì sao Hashimoto lựa chọn một lối sống tiết kiệm đến... hà tiện. Cô giảm toàn bộ các khoản chi tiêu được cho là không cần thiết, đồng thời đặt mục tiêu mua được căn nhà cho riêng mình.
Mặc dù cách tiết kiệm của Hashimoto khá cực đoan, các chuyên gia tài chính cũng không khuyến khích những người trẻ phải học theo, nhưng tiết kiệm chi tiêu là một điều cần thiết để đảm bảo cho tương lai. Bởi vậy, các bạn trẻ có thể thực hiện các cách sau để có thể tiết kiệm tiền bạc mà không cần quá kham khổ:
1. Đừng bao giờ để nhiều tiền trong ví
Nhiều người thường để tất cả tiền lương mỗi tháng của họ trong ví. Bởi tính ra thì cũng không phải số tiền quá lớn.
Thế nhưng bạn có để ý không, khi trong ví bạn càng nhiều tiền thì ham muốn mua sắm của bạn sẽ càng lớn. Khi việc mua sắm trở nên dễ dàng chỉ với một hành động mở ví, bạn có thể rơi vào tình trạng tiêu sạch lương chỉ trong chục ngày sau đó.
Khi bạn không để nhiều tiền trong ví thì dù có muốn mua món đồ ấy tới đâu cũng đành phải ngậm ngùi từ bỏ.
2. Mua đồ đã qua sử dụng
Chúng ta có thể nghĩ đến việc mua xe đã qua sử dụng nhưng lại thường ít khi nghĩ đến đồ đã qua sử dụng khi muốn mua quần áo, đồ điện tử hay đồ nội thất. Tất nhiên, các mặt hàng dễ hư hỏng sẽ không phù hợp để bạn mua đồ đã qua sử dụng song bạn có thể tiết kiệm kha khá tiền từ việc mua rất nhiều sản phẩm khác đã qua sử dụng.
Không phải mọi sản phẩm đều được sử dụng rất lâu trước khi bán lại, thanh lý. Sự thật là trong thời buổi mua sắm như ngày nay, rất nhiều sản phẩm được mua một cách bốc đồng và người sở hữu nhanh chóng nhận ra nó không thực sự phù hợp hoặc cần thiết đối với mình và muốn thanh lý. Bạn có thể tìm được rất nhiều sản phẩm hay ho khi tìm đồ đã qua sử dụng.
3. Tận dụng "tài nguyên" mỗi khi ăn ngoài
Thông thường tự nấu ăn sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với ăn ở hàng quán. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải ăn ngoài, chúng ta cũng có rất nhiều cách để tiết kiệm tiền.
Chẳng hạn: tranh thủ các dịp khuyến mãi, giảm giá; khi ăn fast food nhớ giữ ly để refill nước; nếu ăn còn thừa nhờ đóng gói mang về; giữ lại những túi tương ớt, tương cà, mù tạt, sốt mayonnaise còn thừa cho các bữa ăn sau.
4. Thiết lập nhật ký chi tiêu
Thiết lập nhật ký chi tiêu là điều mà rất ít người trẻ làm. Vì thế, hầu hết các bạn trẻ đều tiêu tiền "quá tay", dẫn tới "viêm màng túi" vào cuối tháng. Để giải quyết vấn đề này, ngay từ lúc mới kiếm ra tiền, các bạn trẻ cần ghi lại số tiền mình kiếm được trong một tháng, số tiền chi tiêu theo ngày, tuần. Sau mỗi tuần hoặc tháng, bạn cần xem lại để những tháng sau cân nhắc việc thu - chi cũng như bỏ ra một số tiền nhỏ để tiết kiệm. Quyển nhật ký này sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận thói quen sử dụng đồng tiền hàng ngày một cách chi tiết nhất.
5. Gia tăng hạn mức tiết kiệm tiền
Nếu bạn không tự đặt cho mình những thử thách thì sẽ không thể biết được khả năng tiết kiệm tiền của bạn có thể "kỳ diệu" đến mức nào.
Giả dụ hiện tại bạn đang đặt ra mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm 3 triệu trên tổng số lương 15 triệu. Hãy đẩy dần con số ấy lên cao hơn, 4 triệu rồi 5 triệu, sau đó có thể là 7,8 triệu. Việc của bạn sau khi lĩnh lương là bỏ riêng ra số tiền bạn dự định tiết kiệm, sau đó chỉ chi tiêu trong khoản còn lại mà thôi.
Quá trình từ từ không vội vã ấy sẽ giúp bạn làm quen dần với việc tiêu ít tiền đi, hạn chế mua sắm những thứ không quá cần thiết.
6. Mua thực phẩm cuối ngày
Một trong những mẹo tiết kiệm tiền phổ biến nhất là mua thực phẩm cuối ngày. Nhiều siêu thị và cửa hàng thực phẩm có chính sách giảm giá cuối ngày cho nhiều mặt hàng gần hết hạn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.