Sức mạnh pháo binh Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Biên giới 1979

Thứ ba, ngày 27/08/2019 06:30 AM (GMT+7)
Trong Chiến tranh Biên giới 1979, lực lượng pháo binh Việt Nam đã tỏ ra không hề thua kém gì so với Trung Quốc, thậm chí chúng ta còn vượt trội hơn về trang bị kỹ thuật.
Bình luận 0

img

Ngay từ năm 1978, trước tình hình căng thẳng ở biên giới Tây Nam khi Quân Polpot dưới sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc liên tiếp gây hấn, các cấp chiến lược của ta đã dự báo tình hình rất chuẩn xác rằng Trung Quốc có thể động binh tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: QDND.

img

Chính vì thế, pháo binh ta đã tiến hành trinh sát kỹ, xây dựng mạng lưới tọa độ, dấu mốc để sẵn sàng tác chiến nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh liều lĩnh xua quân xâm lược Việt Nam. Khi Chiến tranh Biên giới 1979 nổ ra và những năm tiếp sau, khi chiến đấu với quân Trung Quốc, pháo binh Việt Nam rất đĩnh đạc, chủ động mọi tình huống.

img

Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến lực lượng pháo binh của ta có sẵn tại chỗ bao gồm Trung đoàn pháo binh 208 thuộc Sư đoàn bộ binh 338 khi đó đang bố trí tại khu vực phía nam Lộc Bình, Đình Lập của Lạng Sơn. Nguồn ảnh: Info.

img

Ngoài ra còn có Trung đoàn Pháo binh 188 thuộc Sư đoàn bộ binh 346 (đoàn Lam Sơn) khi đó đang đóng tại Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An của tỉnh Cao Bằng. Nguồn ảnh: TTXVN.

img

Tiếp đến là Trung đoàn pháo binh 189 thuộc Sư đoàn bộ binh 325B khi đó đang bố trí ở Tiên Yên, Bình Liêu thuộc Quảng Ninh. Sau khi trận chiến nổ ra, một lực lượng lớn các đơn vị pháo binh thuộc Quân khu 1 bao gồm Trung đoàn pháo binh 166, Lữ đoàn pháo binh 675 đều được tăng cường lên hướng Lạng Sơn. Nguồn ảnh: TTXVN.

img

Một trong những loại pháo được sử dụng nhiều và có sẵn trong lực lượng tại chỗ của ta thời điểm này đó là lựu pháo D-20. Loại pháo này được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ thời chống Mỹ và có cỡ nòng 152mm. Nguồn ảnh: QDND.

img

Dù đã ra đời từ năm 1950 nhưng lựu pháo D-20 của Liên Xô trong tay Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình trong cuộc chiến tranh biên giới khi giáng cho kẻ thù những đòn chí tử. Nguồn ảnh: Tube.

img

Pháo M30 cỡ nòng 122mm nổi tiếng trứ danh trong Chiến tranh Việt Nam trên mặt trận Quảng Ninh. Nguồn ảnh: VNmilitary.

img

Đây là loại pháo có cỡ nòng 122mm được Liên Xô chế tạo từ năm 1938 và được sản xuất suốt từ những năm 1939 tới tận năm 1955. Tới nay khẩu pháo này vẫn xuất hiện trong biên chế của Quân đội Việt Nam và là khẩu pháo đặc biệt tham gia vào các nghi lễ bắn pháo. Trong ảnh là trận địa pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: TTXVN.

img

Trước khi cuộc Chiến tranh Biên giới Phía Bắc nổ ra một thời gian ngắn, Liên Xô đã viện trợ cho ta một loạt pháo phản lực BM-21 Grad cực kỳ uy lực và hiện đại. Phía bạn thậm chí còn cử cả chuyên gia sang đào tạo tại chỗ cho bộ đội ta cách thức sử dụng loại pháo phản lực này. Nguồn ảnh: Tube.

img

Trung đoàn 204 - đơn vị được trang bị một loạt pháo phản lực BM-21 Grad thời đó đã nhận lệnh sẵn sàng lên biên giới, chuẩn bị cho chiến dịch phản công quy mô lớn của ta. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Ngoài ra, phía ta còn nghiên cứu, thử nghiệm đưa pháo tự hành Vua Chiến Trường M107 cỡ nòng 175mm lên mặt trận Vị Xuyên để đấu pháo với phía Trung Quốc. Đây là loại pháo ta thu giữ được sau cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ và phía Trung Quốc hoàn toàn không có loại pháo nào với cỡ nòng tương đương như thế này.

img

Tuy nhiên, do điều kiện đường xá thời đó quá kém nên dù M107 là pháo tự hành, kế hoạch đưa pháo tự hành Vua Chiến Trường lên biên giới sau đó đã phải huỷ bỏ vì vốn dĩ khả năng cơ động trên địa hình xấu của khẩu pháo này là quá kém. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem