Thương vụ nào ghi dấu ấn mạnh nhất trong Shark Tank mùa 3?

Anh Thư Chủ nhật, ngày 10/11/2019 12:55 PM (GMT+7)
Thương vụ này có màn gọi vốn cao nhất lịch sử Shark Tank và khiến “cá mập” phải lên kêu gọi vốn cùng startup.
Bình luận 0

Shark Tank mùa 3 ghi nhận tổng số tiền cam kết được rót kỷ lục lên tới 449, 56 tỷ đồng. Trong đó số tiền cam kết đầu tư là 435,36 tỷ đồng, số tiền cho vay là 14,2 tỷ đồng. Số tiền này gấp đôi con số của mùa 2 là 206,541 tỷ đồng và gấp 4 lần con số của mùa 1 là 106,651 tỷ đồng.

Trong đó, Shark Việt xuống tiền nhiều nhất cam kết rót vốn lên đến 188,3 tỷ đồng với 7 thương vụ thành công. Còn Shark Liên ra deal nhiều nhất Shark Tank mùa 3 với cam kết rót vốn cho 9 startup, số tiền đầu tư là 47,5 tỷ đồng.

Tiếp đến, Shark Hưng cam kết rót vốn tới 85,43 tỷ đồng. Có phần thận trọng hơn so với mùa trước, “cá mập công nghệ” Dzung Nguyễn cũng đã xuống 51,98 tỷ đồng đầu tư với cam kết sát cánh cùng startup.

Các nhà đầu tư khách mời cũng xuống tiền không ít.  Số tiền lần lượt của mỗi nhà đầu tư là Shark Thủy với 43,15 tỷ đồng, Shark Bình với 33,2 tỷ đồng.

img

Dự án Luxstay xác lập hàng loạt kỷ lục của Shark Tank mùa 3.

Shark Tank mùa 3 đã xác lập hàng loạt kỷ lục. Điển hình trong tập đầu phát sóng, startup Luxstay nhanh chóng trở thành tâm điểm trên các phương tiện truyền thông với màn gọi vốn 6 triệu USD, đồng thời xô đổ hàng loạt các kỷ lục tại Shark Tank như: Startup gọi vốn cao nhất lịch sử Shark Tank: 12 triệu USD, thương vụ với thời lượng lên hình lâu nhất: 50 phút, thương vụ sở hữu nhiều offer phức tạp nhất, lần đầu tiên trong lịch sử “Cá mập” lên gọi vốn cùng startup…

Đặc biệt, chương trình năm nay cũng thu hút được làn sóng du học sinh, Việt kiều trở về nước khởi nghiệp với giấc mơ toàn cầu. Không bị gói gọn trong những dự án mang tầm khu vực, nhiều startup đến gọi vốn với giấc mơ “kỳ lân” như: Luxstay, Triip, Edu2review, Datbike…và nhiều startup khác.

Tuy nhiên, các Shark cũng bày tỏ quan điểm khi cho rằng nhiều startup trong mùa này vẫn còn mơ mộng, bay bổng, chưa định giá đúng giá trị doanh nghiệp. Theo Shark Bình, các bạn trẻ có tinh thần khởi nghiệp ngày càng máu lửa, kỹ năng startup rất tốt nhưng trong số đó cũng còn rất nhiều startup mơ mộng, bay bổng, hay nói vui là “ngáo giá”. Tức là, họ mơ mộng định giá quá cao khi thực tế trong tay chưa có gì, “ngáo nghệ” là đam mê sử dụng thuật ngữ công nghệ mà vẫn chưa biết mình là ai và chưa biết đối thủ, các Sharks là những ai.  

img

Thương vụ bạc tỷ mùa 3 khép lại để lại dấu ấn trong lòng người xem.

Shark Việt cũng nhận xét các startup mùa 3 vẫn mắc vấn đề lạm phát về giá, lạm phát định giá doanh nghiệp. Nhà đầu tư chia sẻ: “Trong vòng vài phút tôi hơi choáng về định giá. Mình nên đưa startup về thực tế và đưa giá trị của mình cho startup chứ không phải là đưa tiền. Tôi muốn giúp con người có đam mê thực hiện được giấc mơ nhưng phải add được value của mình vào đấy”.

Còn Shark Dzung Nguyễn chia sẻ bí quyết để startup gọi vốn thành công đó là việc thuyết trình nên đi vào trọng tâm và phải hiểu được người nghe muốn gì, hiểu Target audience của mình là ai để chuẩn bị những con số. “Thông thường người ta sẽ bị cuốn hút bởi những con số rõ ràng, mạch lạc, logic, nếu bạn làm được điều ấy thì câu chuyện của bạn bắt đầu lôi cuốn. Người ta sẽ bị kích thích bởi những con số tăng trưởng, những cái mình đã làm được. Startup làm gì cũng phải chuyên tâm, tập trung”, ông nói.

Đối với Shark Đỗ Liên, thái độ, trách nhiệm, định hướng của startup cho chính bản thân mình và cộng đồng là điều quan trọng nhất. Vì vậy, vị cá mập này dành nhiều sự quan tâm đến yếu tố con người mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư.

Dẫn con đi gọi đầu tư, “mẹ bỉm sữa” khiến “cá mập” tranh nhau xuống tiền

Xuất hiện trong chương trình cùng với 2 thiên thần nhỏ, “mẹ bỉm sữa” Đỗ Phan Hoàng Sương – Founder công ty TNHH Dalat...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem