Vật cầu là một cuộc thi trong hội làng Vân (nay là Yên Viên - Vân Hà - Việt Yên - Bắc Giang).
Hội làng Vân thường tổ chức vào ngày 13, 14.4 âm lịch hàng năm.
Theo một số người dân, mục đích của hội thi vật cầu nhằm cầu cho
mưa thuận gió hòa. Nhưng một số khác cho rằng đó là di tích lưu lại từ
một môn rèn luyện sức khỏe trong quân đội thời phong kiến.
Quả cầu làm bằng gỗ đặc nặng 20kg nhưng khi ngấm nước, trọng lượng của nó có thể nặng hơn.
Sân thi đấu có nền đất. Trước ngày thi đấu người ta bơm nước vào cho nền đất ngấm nước nhão thành bùn.
Mỗi trận đấu có 2 đội thi đấu với 7 người một đội. Cũng giống như
bóng đá, mỗi đội có một "gôn" nhưng "gôn" này là cái lỗ khoét sâu xuống
dưới nền.
Nhiệm vụ của hai đội là làm sao mang được quả cầu vào "gôn" của đội đối phương.
Trong trò chơi này, những người tham gia được gọi là các "quân cầu".
Với tình trạng mặt sân trơn trượt, những màn tranh cướp cầu thường khiến các "quân cầu" ngã xoành xoạch.
Và một đội đã bị "thủng lưới".
Một "quân cầu" đang phải rửa mặt sau những pha tranh cầu trong bùn.
Kiến Thức (Theo Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.