Xuyên Việt không đồng: Chàng trai thế hệ 2K đã vượt qua những thử thách này để cán đích

Xuân Tuấn Thứ hai, ngày 01/08/2022 13:14 PM (GMT+7)
Xuất phát từ Mũi Cà Mau vào năm 2020, đến ngày 1/8/2022, bạn Vũ Duy Hoàn, chàng trai đất Thành Nam đã đặt chân tới Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc.
Bình luận 0

Chàng trai trẻ 2K quyết tâm xuyên Việt không đồng

Vũ Duy Hoàn đang hoàn thành chặng cuối của hành trình xuyên Việt tại đất Hà Giang. Khi tôi liên hệ qua mạng xã hội, Hoàn bảo: Em đã tới đèo Mã Pí Lèng rồi anh à. Chỉ còn ít ngày nữa là em leo lên tới cột cờ Lũng Cú. Em cứ đi và cuối cùng con đường cũng mở ra cho mình. Hiện em rất mệt, nhưng rất vui anh à, vì em đã hoàn thành cuộc chinh phục dặm dài đất nước với quyết tâm không mang đồng nào trong túi.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 1.

Sau hơn 2 năm, Hoàn mới đặt chân tới tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bà con vùng cao Hà Giang xem qua facebook nên đã biết đến hành trình đi xuyên Việt của Hoàn. Do đã nắm được nhân thân, nên chặng cuối này của Hoàn được bà con đón tiếp như người nhà. Hoàn đi cả ngày, mệt đâu thì nghỉ đó. Gặp nhà bà con thì nghỉ nhờ, không thì ngủ giữa đường.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 2.

Vũ Duy Hoàn quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Chàng trai mới ngoài 22 tuổi này đã quyết tâm đi bộ xuyên Việt một mình. Suốt 2 năm qua, Hoàn đi qua hầu hết các địa danh nổi tiếng của đất Việt. Hiện anh đã đi được hơn 3000km. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Quyết tâm của chàng trai Nam Định đã và đang hoàn thành. Điều đáng nói là trước lúc lên đường, Hoàn không mang bất cứ một đồng nào. Đi đến đâu, Hoàn xin việc làm hoặc xin ăn ở nơi đó. Vậy mà suốt 2 năm qua, trải qua bao đói khát và gian nan, Hoàn vẫn quyết tâm thực hiện cho được giấc mơ xuyên Việt của đời mình.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 3.

Hoàn quyết tâm đi bộ xuyên Việt với điều kiện tự đặt ra cho mình là không mang một đồng nào đi. Dọc đường, Hoàn sẽ xin ăn, xin ở và xin việc làm. Vậy mà suốt 2 năm qua, chàng trai đất Thành Nam này đã đi qua mấy chục tỉnh thành. Anh cũng có nhiều trải nghiệm thú vị khi vừa đi, vừa kiếm sống. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hành trang của Hoàn chỉ có vỏn vẹn 1 chiếc ba lô đeo sau người, vài bộ quần áo. Điện thoại, pin dự vòng và một số vật dụng đơn giản phục vụ cho chuyến đi. Đến giờ, đôi chân ấy đã đi hơn 3000km – một kỉ lục mà ít "phượt" thủ nào có được.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 4.

Suốt hành trình đi bộ từ Nam ra Bắc, Hoàn đã được các bạn trẻ biết đến. Họ tận tình đón tiếp Hoàn như một thành viên trong gia đình. Trong ảnh là các bạn trẻ ở đất Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc còn tổ chức hẳn một "hội nghị" đón tiếp phượt thủ có gan nhất đất Việt. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nguyên do đến với hành trình này, Hoàn có sở thích đi du lịch và thể thao. Ý tưởng đi bộ xuyên Việt này bắt đầu từ ngày 26/2/2020, với quyết tâm đi du lịch không đồng (không mang tiền, xin làm việc, xin ăn, xin ở). Bắt đầu từ mũi Cà Mau đi lên đến Cần Thơ đúng lúc gặp dịch Covid 19 xảy ra, nên Hoàn hoãn lại chuyến đi.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 5.

Hình ảnh này của chàng trai Vũ Duy Hoàn đã để lại dấu ấn trong lòng dân "phượt". Nhiều người cho rằng, hành trình của Hoàn là điên rồ, nhưng anh vẫn quyết tâm chinh phục cho kì được, vì đơn giản đây là một lần anh dám vượt lên gian nan, thử thách cực đại của bản thân. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đi tới đâu xin việc làm tới đó

Khi dịch đã ổn định, ngày 2/10/2020, Hoàn bắt đầu chuyến đi phượt xuyên việt bằng ô tô, đi từ tỉnh Hoà Bình đến mũi Cà mau. Từ đây Hoàn bắt đầu đi bộ, điểm kết thúc sẽ là cột cờ Lũng Cú (Hà Giang). Khi đi, Hoàn không mang theo tiền ."Đi tới đâu xin làm việc để đổi lại cái ăn chỗ ở . Rồi tiếp tục đi ", Hoàn chia sẻ.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 6.

Suốt hành trình dặm dài chinh phục con đường xuyên Việt, Hoàn đã trải qua đủ gian nan và vất vả. Nhiều đêm, Hoàn đã ghé ở nhờ lán của các công nhân ở dọc đường. Ngủ giữa rừng, hòa mình với thiên nhiên cũng là trải nghiệm thú vị mà ít người dám trải. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một mình trên dọc đường thiên lý, Hoàn nhiều lúc cảm thấy rất cô đơn và trống vắng, nhưng với quyết tâm của tuổi trẻ, Hoàn kiên trì hoàn thành chuyến đi.

Theo Vũ Duy Hoàn, anh thực hiện hành trình này với ba mục đích. Thứ nhất là cổ vũ tình thần giới trẻ ngày nay dám nghĩ dám làm.Thứ hai là truyền tải thông điệp sống là để yêu thương. Trên thế giới này vẫn còn cái gọi là lòng tốt trắc ẩn trong mỗi chúng ta. Thứ ba là " cuộc sống thú vị hơn khi có nhiều trải nghiệm". 

"Tôi sẽ cho mọi người thấy, khi không có tiền chúng ta sẽ như thế nào, làm thế nào để sống sót, sinh tồn hoàn thành chặng đường vạn dặm này", Vũ Duy Hoàn nói.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 7.

Sau mấy nghìn km từ mũi Cà Mau, giờ Hoàn đã đặt chân tới tỉnh Hà Giang. Những người mà Hoàn gặp trong chuyến đi bộ xuyên Việt đều rất cởi mở và dễ gần. Đến đâu, Hoàn cũng được đón tiếp thịnh tình. Mỗi nơi qua đi là kỷ niệm đẹp ở lại. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Xuyên Việt không đồng: Đã có những lúc cảm thấy cô đơn và ôm bụng đói ngủ ngoài đường

Ngoài ra, theo Vũ Duy Hoàn, hành trình này cũng là cơ hội để anh được trải nghiệm thực tế và chia sẻ với mọi người về văn hóa, ẩm thực vùng miền.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 8.

Có những chặng đường Vũ Duy Hoàn được chào đón, và được tiếp tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tâm sự thêm, Vũ Duy Hoàn cho hay, trong suốt hành trình gian khổ, đày ải bản thân, nhiều đêm Hoàn ôm bụng đói ngủ ngoài đường. Nhưng cũng có những ngày, nhiều người đã nhận ra chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng, họ đã tận tình đón tiếp. 

Không ít người còn cho Hoàn tiền, nhưng Hoàn chỉ nhận số tiền đó với điều kiện là anh lại đi trao cho người nghèo khó mà anh gặp dọc đường. Anh vẫn quyết tâm, đi đến đâu, xin ăn, xin ở và xin việc, chứ không xin tiền của mọi người.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt không đồng  - Ảnh 9.

Kỷ niệm thú vị của Hoàn khi lên tới đất Cao Bằng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem