Loại tên lửa được Mỹ sử dụng để "khoá" không phận từ Thanh Hoá trở vào phía Nam, đặc biệt là khu vực ven biển chính là tên lửa RIM-8 Talos. Đây là loại tên lửa đất đối không tầm xa được trang bị trên tàu khu trục của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do được đặt trên khu trục hạm, dàn hoả lực đối không của hải quân Mỹ gần như miễn nhiễm với hoả lực của ta. Các tàu chiến Mỹ cũng thường neo đậu cách xa bờ, tránh bị pháo của quân giải phóng từ bờ biển tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa RIM-8 Talos có tầm bắn tối đa lên tới 140 km. Vậy nên các tàu chiến của đối phương có thể di chuyển cách bờ biển 50km để tránh bị hoả lực của ta tấn công mà vẫn bao trùm được vùng trời hàng trăm kilomets trong đất liền. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ra đời từ năm 1958, tên lửa RIM-8 Talos có trọng lượng tổng cộng mỗi quả 3,5 tấn, trong đó liều phóng nặng 2 tấn, tên lửa nặng 1,5 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do các giới hạn về mặt công nghệ thời điểm bấy giờ nên để có tầm phóng lên tới 140 km, tên lửa có kích thước cực kỳ lớn và cồng kềnh, đường kính lên tới 71 cm và dài gần 10 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kích thước khổng lồ của tên lửa đối không Talos chủ yếu để chứa các thiết bị điện tử và nhiện liệu, bản thân đầu đạn mà tên lửa này mang theo chỉ nặng 211 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, trọng lượng đầu đạn này cũng đủ để Talos có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân chiến thuật loại W30 có sức nổ từ 3 tới 5 kiloton. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa chia làm hai pha phóng, pha phóng đầu tiên tên lửa sẽ sử dụng động cơ phóng nhiên liệu rắn để tăng tốc, ở pha phóng thứ hai tên lửa sẽ sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.
"Sải cánh" của tên lửa dài tới 280 cm cho phép nó đạt hiệu suất bay cực kỳ ổn định ở tốc độ cao. Tối đa tên lửa có thể đạt tốc độ Mach 2.5 và tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao 24000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có trọng lượng và kích thước quá cồng kềnh, tên lửa phòng không Talos của Mỹ chỉ được trang bị trên các tàu chiến cỡ lớn của hải quân nước này. Không có bất cứ phiên bản nào khác của Talos cho phép nó có thể được phóng đi từ mặt đất hoặc từ chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, mọi tàu chiến được hải quân Mỹ trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa cồng kềnh này trong quá khứ đều đã bị loại biên hoàn toàn. Tổ hợp Talos cuối cùng bị loại biên vào năm 1979 cùng với tàu Oklahoma City. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.