Theo quốc lộ 6, từ Hà Nội đi khoảng 150km là tới đất Hang Kia - Pà Cò. Cái tên đã gợi ra bao nỗi niềm xa ngái.
Hang Kia nằm tít trên núi cao, bồng bềnh trong sương sớm này từng trải qua bao đau thương. Đã có thời, nơi này trở thành địa điểm trú ẩn của nhiều tội phạm ma túy. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, Hang Kia đã thay đổi một cách nhanh chóng. Ma túy giảm dần, người dân biết khai thác lợi thế về một vùng núi non đẹp tuyệt trần mà trời đã ban tặng cho đất này. Con đường dẫn vào Hang Kia cũng đã được đổ bê tông phẳng lì.
Hang Kia bồng bềnh trong sương sớm. (Ảnh: Sùng Mua)
Toàn xã nằm lọt thỏm trong một thung lũng, bốn bề núi đá bao phủ. Hầu hết dân số của xã là bà con người Mông. Bao đời họ làm nương, trồng ngô để sinh sống.
Ngoài thời gian trên nương, chị em người Mông lại vui vầy bên khung thêu. Do nằm tách biệt với vùng đô thị ồn ào, nên Hang Kia là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng.
Trẻ em ở Hang Kia.
Sùng Y Múa - một cô gái người Mông đã mạnh dạn làm du lịch cộng đồng, đón khách tới nhà mình ở.
Suốt mấy năm qua, ngôi nhà yên bình của cô gái người Mông này luôn là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách. Từ cách làm của Y Múa, nhiều gia đình khác đã sửa sang nhà cửa, học tiếng Anh để đón khách du lịch.
Ma túy đang dần rời xa mảnh đất này, người Hang Kia đã biết lựa chọn con đường phát triển bền vững nhất trên quê hương mình.
Phụ nữ người Mông ở Hang Kia miệt mài bên khung thêu.
Chiều buông trên bản.
Đường về bản đã được trải bê tông.
Phụ nữ người Mông ở Hang Kia.
Trẻ em người Mông cùng nhau chơi các trò chơi dân gian.
Vẻ đẹp yên bình nơi sơn cước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.